Vì sao Dự án RGEP 1.808 tỷ đồng của Bộ GD-ĐT vẫn chưa mang lại hiệu quả?

Giáo dục - Báo Tiêu dùng
Bình luận: 0Lượt xem: 512
G

Giáo dục - Báo Tiêu dùng

Nội dung trùng lắp gần 7 triệu USD

Theo đó, mục tiêu của Dự án RGEP hỗ trợ xây dựng, ban hành chương trình giáo dục phồ thông (GDPT) mới và sách giáo khoa phổ thông mới theo định hướng phát triển năng lực của học sinh; Hỗ trợ đổi mới thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng GDPT theo định hướng phát triển năng lực của học sinh; Hỗ trợ tăng cường năng lực nghiên cứu, phát triển chương trình GDPT mới và năng lực nghiên cứu về thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng GDPT, tăng cường năng lực khảo thí ngoại ngữ.

Vì sao Dự án RGEP 1.808 tỷ đồng của Bộ GD&ĐT vẫn chưa mang lại hiệu quả?


Dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (Dự án RGEP) có tổng vốn 80 triệu USD (1.808 tỷ đồng)

Dư anh RGEP gồm 4 thành phần: Hỗ trợ phát triển chương trình GDPT; Hỗ trợ biên soạn sách giáo khoa theo chương trình; Hỗ trợ đánh giá và phân tích kết quả học tập để liên tục cải tiến chương trình và chính sách GDPT; Quản lý, giám sát, đánh giá dự án.

Thế nhưng từ khi Dự án RGEP được triển khai, đến nay đã gần 5 năm nhưng vẫn chưa đem lại hiệu qủa như mong muốn. Theo kết luận của Thanh tra Bộ Tài chính, về văn kiện Dự án RGEP được phê duyệt có 4 nội dung trùng lặp với chương trình, đề án khác của Bộ Gia1o dục và Đào tạo (GD&ĐT) cũng đang triển khai với tổng kinh phí 6.980.000 USD.

Các nội dung của RGEP trùng lắp với chương trình, đề án khác của Bộ GD&ĐT, như sau: Xây dựng hệ thống tập huấn, bồi dưỡng giáo viên qua mạng (Dịch vụ tư vấn về phương án xây dựng hệ thống tập huấn, bồi dưỡng giáo viên qua mạng; thuê hãng tư vấn xây dựng hệ thống) trùng lắp với chương trình “Thiết kế hệ thống thông tin quản lý đào tạo và bồi dưỡng giáo viên và hệ thống quản lý học tập cung cấp các chương trình bồi dưỡng thường xuyên có tính tương tác được cung cấp qua hệ thống công nghệ thông tin (Chương trình ETEP) và kinh phí trùng lắp của nội dung này lên tới 5.500.000 USD.

Nội dung thứ 2 của Dự án RGEP là “Đấu thầu thuê chuyên gia tư vấn Việt Nam biên soạn tài liệu hướng dẫn dạy học và hướng dẫn biên soạn sách giáo khoa theo chương trình; góp ý, phản biện tài liệu; chỉnh sửa, biên tập tài liệu” trùng lắp với Chương trình ETEP “Phát triển các chương trình và tài liệu bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở GDPT”, trị giá trùng lắp lên tới 458.000 USD.

Ngoài ra, trong Dự án RGEP có “Xây dựng cơ sở dữ liệu và phần mềm khảo thí ngoại ngữ cho học sinh phổ thông và các đối tượng khác theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam” nhưng lại trùng với phần B của Đề án ngoại ngữ quốc gia “Đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy và học ngoại ngữ theo hướng chuẩn quốc tế”, và nội dung này có kinh phí 1.000.000 USD...

Vì sao Dự án RGEP 1.808 tỷ đồng của Bộ GD&ĐT vẫn chưa mang lại hiệu quả?


Một buổi hội thảo do RGEP tổ chức thực hiện - Ảnh: rgep.moet.gov.vn

Phê duyệt từ 2015, đến năm 2019 mới giao nhiệm vụ

Theo kết luận của Thanh tra Bộ Tài chính, các nội dung nêu trên mãi đến tháng 5 và tháng 7/2019 Bộ GD&ĐT mới có các công văn giao việc cho Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thực hiện việc đấu thầu, thuê chuyên gia tư vấn Việt Nam biên soạn tài liệu hướng dẫn dạy học…, và xây dựng hệ thống tập huấn, bồi dưỡng giáo viên qua mạng. Thậm chí, việc xây dựng cơ sở dữ liệu và phần mềm khảo thí ngoại ngữ cho học sinh phổ thông và đối tượng khác theo “Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam”, đến thời điểm thanh tra Ban Quản lý Dự án RGEP vẫn chưa báo cáo Bộ GD&ĐT để xem xét, quyết định giao đề án “Ngoại ngữ quốc gia” hay Ban Quản lý Dự án RGEP thực hiện nội dung này!

Cũng theo kết luận của Thanh tra Bộ Tài chính, trong quá trình thực hiện Dự án RGEP, dù văn kiện dự án chưa được phê duyệt bổ sung một số nội dung mới (ngoài các nội dung dự án đã được phê duyệt), như: Xây dựng, ban hành chương trình môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình GDPT mới; Xây dựng, ban hành chương trình môn giáo dục quốc phòng và an ninh và tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình trong chương trình GDPT mới; Chuyển sang chữ nổi Braille đối với sách giáo khoa biên soạn theo chương trình GDPT mới.

“Việc Ban Quản lý Dự án RGEP chưa làm thủ tục trình Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt bổ sung văn kiện Dự án nhưng đã đề xuất đưa vào kế hoạch hoạt động năm 2018 (hoạt động 8 và hoạt động 9), kế hoạch hoạt động năm 2019 (hoạt động 2) để thực hiện là không đúng trình tự thủ tục và chưa đủ cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện. Số kinh phí đã thực hiện giải ngân 563,4 triệu đồng đối với các nội dung hoạt động là chưa đúng quy định.

(Còn tiếp)

Link gốc...
 
Top