Chuyên gia tâm lý: đừng quá chú ý vào kết quả của trẻ

Huyền Anh

Binh nhì
Thành Viên
“Phụ huynh hiện nay cần thay đổi văn hóa ‘chú ý đến kết quả’, nghĩa là thay vì hỏi con bao nhiêu điểm, hãy quan quan tâm đến quá trình phấn đấu và nỗ lực của con” – đó là những lời khuyên của chuyên viên tâm lý Đào Lê Tâm An. Lời khuyên dành cho một số bậc phụ huynh hiện đang đặt ra quá nhiều áp lực cho con em mình.

1654545826369.png

Nghiên cứu sinh Tâm Lý Đào Lê Tâm An chia sẻ, hành trình và cách thức đáng quan tâm hơn kết quả của trẻ. Ảnh: NVCC

Áp lực từ những lời so sánh

Theo Nghiên cứu sinh Tâm lý Đào Lê Tâm An, một trong những nguyên nhân chính dẫn tới sự áp lực trong quá trình học tập của trẻ em đa phần đều xuất phát từ những lời so sánh. Chuyên gia cho biết, có 2 dạng so sánh mà phụ huynh thường sử dụng một cách vô tình hoặc cố ý. Đầu tiên là dạng so sánh đồng đẳng, ở dạng này, phụ huynh thường so sánh con cái mình với những người cùng trang lứa, một hình ảnh dễ bắt gặp đó là “con nhà người ta”. Đây là hành động không hề có tác dụng tích cực mà ngược lại, chỉ càng khiến trẻ cảm thấy thua kém, không được thấu hiểu, đồng cảm.

Thứ hai là so sánh thế hệ, thường được phụ huynh sử dụng bằng những câu nói như: “bằng thời của con, bố mẹ đã…”, “ngày xưa bố mẹ, ông bà…”,… Tuy nhiên, mỗi một con người được sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh, môi trường và sự giáo dục khác nhau, sẽ tạo nên những cá thể khác biệt. Do đó việc đưa lên bất kì một bàn cân nào để so sánh đều là khập khiễng và không hợp lý.

1654547376972.png

Chuyên viên tâm lý Đào Lê Tâm An khẳng định, các sự so sánh đều không hợp lý bởi các yếu tố ngoại cảnh là khác nhau. Tranh ảnh: st

Chuyên gia nhận định: “Gia đình cần làm cho con trẻ hiểu, thứ duy nhất cần dạy cho trẻ về sự so sánh là so sánh với bản thân các con của ngày hôm qua. Các phụ huynh nên giúp trẻ tự tìm hiểu, năng lực, giới hạn của bản thân và nên lựa chọn con đường nào. Vai trò của phụ huynh đối với con trẻ nên là sự đồng hành và gợi mở chứ không nên vạch sẵn hoặc đóng khuôn”.

Hiện nay, không hiếm những bữa cơm gia đình như… ‘ác mộng’. Bữa cơm gia đình đáng lý ra phải là lúc gia đình quây quần bên nhau, nơi chia sẻ vui buồn trong cuộc sống, thì nay lại bủa vây bởi những câu hỏi về thành tích, áp đặt, so sánh, kỳ vọng đè nặng lên vai những đứa trẻ. Những tấm gương học tốt, những thành tựu của người khác trở thành nỗi ám ảnh khi được nhắc đến. Và các con lại cúi gằm mặt, ăn vội, hay lmang thêm những suy nghĩ riêng chẳng thể nói cùng ai…

Học cách vấp ngã ít thương tổn.

“Cha mẹ đã từng là con trẻ, nhưng con trẻ chưa từng là người lớn”, cha mẹ đặt rất nhiều lỳ vọng vào con, hi vọng con cái sẽ thay mình thực hiện những nuối tiếc của tuổi trẻ, hoặc đơn giản chỉ là muốn tốt cho con mình trong tương lai, nhưng lại quên hỏi rằng đứa trẻ ấy có cần không, có thấy những điều ấy là tốt hay không, phù hợp với chúng hay không.

“Thay vì lo lắng con mình sẽ sai lầm, sẽ vấp ngã, hãy dạy con học cách vấp ngã ít thương tổn, có nghĩa là, tư vấn cho con, phân tích cho con những đúng sai, được mất, lợi hại, rồi sau đó để con tự chọn lựa và thấu hiểu cho lựa chọn của con. Như vậy, không phải là thay con quyết định, cũng không phải bỏ mặc con, phủi bỏ trách nhiệm với con. Bởi suy cho cùng, đôi khi để con tự vấp ngã, có trải nghiệm, có bài học, vẫn tốt hơn thành công ‘ảo’ được định sẵn” – Chuyên gia Đào Lê Tâm An nhận định.
1654546774924.png
Làm bạn cùng con, đặt mình vào vị trí của con trẻ để thấu hiểu con nhiều hơn. Ảnh: Prudential

Đồng quan điểm trên, anh Hoàng Mạnh Tuấn, (46 tuổi) cũng chia sẻ về cách động viên con trước những kì thi: “Đối với tôi, con chỉ cần chọn được ngành mình yêu thích, học ở ngôi trường phù hợp, làm việc con muốn làm, con hãy tự tìm lấy cuộc đời mình. Cha mẹ chỉ có thể đi cùng con một đoạn, không thể thay con sống cả cuộc đời.”

Suy cho cùng, Con cái cần những trải nghiệm, cần tự lớn lên và bước đi trên con đường riêng của mình. Con trẻ cũng suy nghĩ, có cảm xúc riêng, không phải máy móc được lập trình. Các bậc phụ huynh hãy quan tâm đến quá trình phấn đấu và nỗ lực của các con, để không còn những câu chuyện thương tâm mỗi mùa thi tới. Đó là phương cách giúp các con có thể tìm thấy khả năng của riêng mình và để các con cảm thấy: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”!

1654547092352.png

Các em đến trường trong tâm thế học tập thoải mái, vui vẻ tiếp nhận giáo dục. Ảnh: Huyền Anh
Nhận biết những dấu hiệu khi trẻ áp lực
Chuyên gia Đào Lê Tâm An cho biết: “Tại những thời điểm dễ áp lực, stress như thi cử, cha mẹ hãy quan sát, nếu thấy con có dấu hiệu lạ như: Ngủ lâu hoặc ít ngủ, cáu giận, bực bội, không chịu vệ sinh tắm rửa, ăn uống thất thường; dễ khóc, cảm giác tuyệt vọng, tiêu cực, cảm giác tội lỗi, bất lực, tập trung kém, thiếu năng lượng, mệt mỏi... cần theo dõi sát sao và cho trẻ đi khám kịp thời.

Các bậc phụ huynh không nên đặt quá nhiều kỳ vọng hay áp lực lên con cái mà cần quan tâm nhiều hơn đến phương pháp học tập, sức khỏe của con. Cần có sự thỏa thuận, các định đúng năng lực của con để đặt mục tiêu phù hợp theo hướng khuyến khích là chính. Trong kỳ thi, cha mẹ cũng cần hỗ trợ thêm cho con các công tác chuẩn bị cho kỳ thi để trẻ yên tâm hơn, giảm bớt những lo lắng không đáng có”.​

 
Top