TTCK Việt Nam đã lấy lại được những gì đã mất trong năm 2020

Hong Nhung
Hong Nhung
Bình luận: 0Lượt xem: 1,382

Hong Nhung

Trung sĩ
Thành Viên
Sáng 21/10, Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Sự vươn lên của thị trường chứng khoán Việt Nam hậu COVID-19”.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang có sự hồi phục tích cực. Đây là nhận định được các chuyên gia đưa ra tại cuộc tọa đàm: Sự vươn lên của thị trường chứng khoán Việt Nam hậu Covid-19, do Tạp chí điện tử Kinh tế chứng khoán Việt Nam tổ chức sáng 21/10 tại Hà Nội.

%E1%BA%A2nh%201(27).jpg

Tổng biên tập Tạp chí Điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam - ông Vũ Kim Thành khai mạc tọa đàm.
Nhận định thị trường trong giai đoạn vừa qua, bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường chứng khoán (UBCKNN) cho biết, không chỉ TTCK Việt Nam mà ngay cả TTCK thế giới đều trải qua biến động lớn do ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID-19, điều này phản ảnh qua số liệu quý 1/2020 cho thấy chỉ số VN-Index đã giảm 33%. Tuy nhiên, khác với TTCK quốc tế, TTCK Việt Nam đã có sự hồi phục rất nhanh. “TTCK Việt Nam đã lấy lại được những gì đã mất trong năm 2020, hiện tại giá trị của thị trường đang ngang bằng với thời gian năm 2019. Hiện vốn hóa thị trường đã đạt 71,3% GDP”, bà Tạ Thanh Bình chia sẻ.

%E1%BA%A2nh%203%2C%20ch%E1%BB%8B%20B%C3%ACnh.jpg

Bà Nguyễn Tạ Thanh Bình chia sẻ.
Đáng chú ý, quan điểm chung của cơ quan quản lý là tôn trọng sự vận hành tự nhiên, hạn chế can thiệp “thô bạo” vào thị trường. Bà cho biết thêm "UBCK đang điều hành thị trường theo hướng phát triển bền vững. Luật Chứng khoán 2019 có hiệu lực từ 1/1/2021 cùng 4 Thông tư đang được xây dựng để hoàn thiện cơ sở pháp lý giúp thị trường vận hành ổn định và bền vững".

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, ông Bùi Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Quản lý chào bán chứng khoán (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) cho rằng, hiện tại, trên thế giới, dịch Covid-19 vẫn tiếp diễn và chưa biết khi nào dịch bệnh mới kết thúc. Do đó, chúng ta nên dùng “bình thường mới” cho giai đoạn này, chuyển từ giai đoạn cân bằng này sang giai đoạn cân bằng khác.

Theo ông Hải, thống kê của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho thấy, thanh khoản trên thị trường cơ sở tăng 2,7% và cũng tăng 90% giao dịch trên thị trường phái sinh trong giai đoạn vừa qua. Thanh khoản thị trường tốt trên cả kỳ vọng. Tuy nhiên, một yếu tố quan trọng của thị trường là việc huy động vốn sụt giảm và gặp những khó khăn nhất định.

%E1%BA%A2nh%204(5).jpg

Ông Nguyễn Thanh Hải phát biểu trong tọa đàm.
“Việc huy động vốn từ việc phát hành trái phiếu quốc tế đã giảm đáng kể. Nguyên nhân do dịch Covid-19 khiến các nhà đầu tư nước ngoài không thể đến Việt Nam trực tiếp để làm nghiên cứu. Hiện một số giao dịch lớn có kế hoạch trừ trước cũng vì Covid-19 mà ảnh hưởng”, ông Bùi Hoàng Hải phân tích.

Hiện nay Ủy ban chứng khoán Nhà nước cũng đang tập trung hoàn thiện các hướng dẫn cụ thể cho Luật chứng khoán 2019, có hiệu lực từ đầu năm tới. Theo đó, đại diện Ủy ban chứng khoán tin tưởng: từ năm 2021, thị trường Việt Nam không chỉ hồi phục mạnh, mà còn có thay đổi về chất và phát triển theo hướng bền vững.

Nguồn: Sao Pháp luật
 
Top