Tại sao bây giờ nhà mạng vẫn nhắn tin không dấu cho người dùng?

Hong Nhung
Hong Nhung
Bình luận: 0Lượt xem: 658

Hong Nhung

Trung sĩ
Thành Viên
Mới đây, cộng đồng mạng đã có tranh luận về một câu hỏi tương đối “bí ẩn”: Tại sao đã là năm 2020 rồi mà các nhà mạng Việt Nam vẫn nhắn tin không dấu cho người dùng thuê bao?

Câu hỏi này khiến cộng đồng mạng khá tò mò bởi quả thật, chúng ta đã ở năm 2020 và việc nhắn tin có dấu đầy đủ theo ngôn ngữ tiếng Việt đã là một điều vô cùng bình thường mà có lẽ ai cũng làm (trừ khi bạn chưa thể cài đặt được các phần mềm gõ tiếng Việt và buộc phải gõ không dấu), thế nhưng người dùng vẫn luôn nhận được những tin nhắn không có dấu từ phía nhà mạng. Thậm chí không chỉ các nhà mạng mà bất cứ tổng đài hay dịch vụ nào của các doanh nghiệp cũng đều sử dụng tin nhắn không dấu.

sms1.jpg

Nhiều người dùng đã đưa ra những câu trả lời khác nhau, có những câu trả lời thích đáng nhất, mặc dù nó chưa được các nhà mạng chính thức xác nhận.

Cụ thể, theo một người dùng tự nhận là một nhân viên của một nhà mạng cho biết, có 2 lý do khiến nhà mạng không nhắn tin có dấu cho người dùng:

Chi phí

Nếu nhắn tin có dấu, một tin nhắn có thể kéo dài tới hàng trăm ký tự. Ví dụ một tin nhắn không dấu được tính là 124 ký tự, thế nhưng cùng một nội dung đó, nếu nhắn tin có dấu thì sẽ tăng lên thành 250 ký tự, trải dài ra thành 2 tin nhắn riêng biệt bởi giới hạn của SMS là 160 ký tự/tin nhắn. Từ đó gửi 2 SMS sẽ nhân đôi chi phí, đặc biệt là khi gửi cho hàng triệu thuê bao cùng lúc.

sms.jpg

Tương thích

Ở thời buổi 4.0, ai ai cũng đã sử dụng smartphone với khả năng hiển thị tiếng Việt có dấu một cách hoàn toàn bình thường. Thế nhưng không phải 100% người dùng đều có smartphone để sử dụng, sẽ vẫn có ít nhất một bộ phận nhỏ người dùng sử dụng những điện thoại phổ thông cổ điện đã lỗi thời và có thể sẽ gặp lỗi khi hiển thị các tin nhắn có chứa các ký tự có dấu.

19-mobilemessage.jpg

Chính vì lý do như vậy mà các nhà mạng hay các dịch vụ từ các doanh nghiệp vẫn luôn nhắn tin cho người dùng bằng các ký tự không dấu để đảm bảo 100% người dùng đều có thể đọc được nội dung.

Ngoài các lý do trên thì một lý do thứ 3 nữa được cho là tới từ băng thông mạng. Cụ thể, một số người dùng giải thích rằng việc soạn tin nhắn có dấu sẽ tốn nhiều ký tự hơn tin nhắn thường, và theo đó dung lượng của mỗi tin nhắn cũng sẽ bị nhân lên.

Với người dùng cá nhân thì việc gửi một vài tin nhắn không ảnh hưởng gì, nhưng với nhà mạng, việc xử lý cùng lúc hàng hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu tin nhắn với dung lượng lớn có thể khiến nghẽn mạng, tin nhắn không gửi được hoặc tới chậm, tốn thêm chi phí.

Chưa kể với một số điện thoại “cục gạch” ngày xưa, các thiết bị này sẽ chỉ lưu trữ được một giới hạn các tin nhắn, sau đó sẽ bị đầy bộ nhớ và buộc người dùng phải xóa bớt đi hoặc các tin nhắn cũ sẽ tự động bị xóa mà người dùng không hay biết.

Như vậy có thể thấy, việc nhắn tin không dấu không hẳn là một điều gì đó quá khó hiểu. Việc này thậm chí còn giúp các nhà mạng hay các doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí khổng lồ không đáng có mỗi khi cần phải gửi thông báo cho khách hàng.
 
Top