Ông Đinh La Thăng bị cáo buộc làm trái quy định Nhà nước trong việc "bán" cao tốc TPHCM - Trung Lương, tạo điều kiện cho Đinh Ngọc Hệ chiếm đoạt tài sản.
Ngày 14/12, thông tin từ Báo Dân trí, TAND TPHCM mở phiên tòa xét xử bị cáo Đinh La Thăng (nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải), Nguyễn Hồng Trường (nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải) cùng 5 đồng phạm về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Bị cáo Đinh La Thăng.
Dẫn giải các bị cáo vào tòa
Liên quan tới vụ án, bị cáo Đinh Ngọc Hệ (tức Út "trọc") cùng 12 đồng phạm bị xét xử về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.
Gây thiệt hại 725 tỷ đồng
Gần 7h, báo chí cho biết, các bị cáo được dẫn giải tới tòa, ông Đinh La Thăng được dẫn vào phòng xử đầu tiên. Trong bộ đồ màu đen, đeo kính trông ông Thăng gầy hơn so với lúc mới bị bắt. Tiếp sau ông Thăng, các bị cáo khác lần lượt được dẫn vào phòng xét xử.
Theo cáo buộc, ông Thăng với vai trò là người đứng đầu Bộ Giao thông Vận tải - được giao quản lý tài sản, trong đó có quyền thu phí cao tốc TPHCM - Trung Lương, đã ký văn bản đề nghị tìm đối tác để bán quyền thu phí tại dự án này.
Tháng 2/2012, sau khi Thủ tướng có văn bản đồng ý chủ trương cho bán quyền thu phí, ông Thăng đã điện thoại chỉ đạo Dương Tuấn Minh (nguyên tổng giám đốc tổng công ty đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long) để công ty của Đinh Ngọc Hệ (kinh doanh thua lỗ, không có năng lực tài chính) mua được quyền thu phí.
Bị cáo Nguyễn Hồng Trường.
Hành vi này của ông Thăng được cho là "phớt lờ" các quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước và chuyển giao quyền thu phí. Tức là ông Thăng nhận thức rất rõ đây là tài sản đặc thù, có giá trị lớn, cần tìm đối tác có năng lực tài chính để tối ưu hóa việc bán quyền thu phí, nhưng vẫn "giúp" công ty đang thua lỗ của Út "trọc".
Quá trình tổ chức đấu giá, ông Thăng ký quyết định về việc thành lập hội đồng bán đấu giá quyền thu phí và Tổ thường trực giúp việc Hội đồng, giao Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường làm Chủ tịch. Toàn bộ hoạt động xây dựng, hoàn thiện đề án và kết quả bán đấu giá quyền thu phí cao tốc TPHCM - Trung Lương được ông Trường báo cáo Bộ trưởng.
Thông qua các tài liệu này, ông Thăng biết việc bán đấu giá không thực hiện đúng quy định của pháp luật, để cho công ty Yên Khánh của Hệ trúng thầu theo ý định ban đầu của mình.
Cơ quan tố tụng cũng cho rằng, ông Thăng biết công ty Yên Khánh nợ kéo dài, không thanh toán tiền trúng đấu giá như cam kết, vi phạm quy chế bán đấu giá, hợp đồng phải bị chấm dứt trước hạn và trả lại quyền thu phí cho Nhà nước. Tuy nhiên, khi được Dương Minh Tuấn báo cáo, ông Thăng không chỉ đạo chấm dứt trước hạn hợp đồng mà còn yêu cầu "để doanh nghiệp trả từ từ".
Bị cáo Đinh Ngọc Hệ.
Ngoài ra, ông Thăng còn bút phê đề xuất để cho công ty Yên Khánh làm nhà đầu tư xây dựng bổ sung hai nút giao thông trên tuyến nối Tân Tạo - Chợ Đệm và đề nghị cho công ty này cấn trừ vào tiền phải thanh toán theo hợp đồng mua quyền thu phí dẫn đến việc doanh nghiệp tiếp tục không thanh toán đúng theo quy định.
Theo cáo buộc, nhờ sự "giúp đỡ" của ông Thăng, ông Trường... Út "trọc" đã chiếm đoạt, hưởng lợi tổng cộng 725 tỷ đồng của Nhà nước.
Út "trọc" lợi dụng mối quan hệ thân thiết với các lãnh đạo
Về nguyên nhân xảy ra vụ án, cơ quan tố tụng xác định Út "trọc" đã triệt để khai thác, lợi dụng mối quan hệ thân thiết với các lãnh đạo, các Bộ, ngành, cơ quan Nhà nước, thông qua chức phó tổng giám đốc tổng công ty Thái Sơn (Bộ Quốc phòng), Út "trọc" đã thành lập nhiều công ty giao người thân, họ hàng đứng tên. Tuy nhiên, hầu hết các công ty kinh doanh thua lỗ, không có năng lực tài chính, năng lực kinh nghiệm để đủ tư cách tham gia đấu thầu, đấu giá, liên kết.
Do đó, Út "trọc" đã chỉ đạo nhân viên làm giả hồ sơ để đủ tư cách, năng lực, quan hệ với các tổ chức tín dụng vay vốn, tham gia đấu thầu, đấu giá, liên danh, liên kết chiếm đoạt tài sản.
Các bị cáo được dẫn giải tới tòa.
Về phía các cá nhân trong các cơ quan Nhà nước được giao quản lý tài sản, cơ quan điều tra xác định khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao đã tin tưởng vào Út "trọc" là người có quan hệ rộng, có tầm ảnh hưởng đã không làm đúng quy định của pháp luật trong kiểm tra hồ sơ năng lực, hồ sơ kinh nghiệm, giao tài sản Nhà nước cho Út "trọc" trái pháp luật.
Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng chỉ ra một số quy định chưa phù hợp. Trong vụ án này, quyền thu phí cao tốc TPHCM - Trung Lương là tài sản đặc thù, có giá trị đặc biệt lớn. Tuy nhiên, chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể cho các trường hợp bán đấu giá tài sản Nhà nước trong trường hợp đặc biệt, có giá trị đặc biệt lớn. Cạnh đó, quy định về bán chỉ định tài sản Nhà nước tại các văn bản còn có sự chồng chéo, chưa thống nhất dẫn đến cách hiểu và áp dụng không đúng.
Dự kiến phiên tòa kéo dài tới ngày 25/12.
Ngày 14/12, thông tin từ Báo Dân trí, TAND TPHCM mở phiên tòa xét xử bị cáo Đinh La Thăng (nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải), Nguyễn Hồng Trường (nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải) cùng 5 đồng phạm về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Bị cáo Đinh La Thăng.
Dẫn giải các bị cáo vào tòa
Liên quan tới vụ án, bị cáo Đinh Ngọc Hệ (tức Út "trọc") cùng 12 đồng phạm bị xét xử về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.
Gây thiệt hại 725 tỷ đồng
Gần 7h, báo chí cho biết, các bị cáo được dẫn giải tới tòa, ông Đinh La Thăng được dẫn vào phòng xử đầu tiên. Trong bộ đồ màu đen, đeo kính trông ông Thăng gầy hơn so với lúc mới bị bắt. Tiếp sau ông Thăng, các bị cáo khác lần lượt được dẫn vào phòng xét xử.
Theo cáo buộc, ông Thăng với vai trò là người đứng đầu Bộ Giao thông Vận tải - được giao quản lý tài sản, trong đó có quyền thu phí cao tốc TPHCM - Trung Lương, đã ký văn bản đề nghị tìm đối tác để bán quyền thu phí tại dự án này.
Tháng 2/2012, sau khi Thủ tướng có văn bản đồng ý chủ trương cho bán quyền thu phí, ông Thăng đã điện thoại chỉ đạo Dương Tuấn Minh (nguyên tổng giám đốc tổng công ty đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long) để công ty của Đinh Ngọc Hệ (kinh doanh thua lỗ, không có năng lực tài chính) mua được quyền thu phí.
Bị cáo Nguyễn Hồng Trường.
Hành vi này của ông Thăng được cho là "phớt lờ" các quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước và chuyển giao quyền thu phí. Tức là ông Thăng nhận thức rất rõ đây là tài sản đặc thù, có giá trị lớn, cần tìm đối tác có năng lực tài chính để tối ưu hóa việc bán quyền thu phí, nhưng vẫn "giúp" công ty đang thua lỗ của Út "trọc".
Quá trình tổ chức đấu giá, ông Thăng ký quyết định về việc thành lập hội đồng bán đấu giá quyền thu phí và Tổ thường trực giúp việc Hội đồng, giao Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường làm Chủ tịch. Toàn bộ hoạt động xây dựng, hoàn thiện đề án và kết quả bán đấu giá quyền thu phí cao tốc TPHCM - Trung Lương được ông Trường báo cáo Bộ trưởng.
Thông qua các tài liệu này, ông Thăng biết việc bán đấu giá không thực hiện đúng quy định của pháp luật, để cho công ty Yên Khánh của Hệ trúng thầu theo ý định ban đầu của mình.
Cơ quan tố tụng cũng cho rằng, ông Thăng biết công ty Yên Khánh nợ kéo dài, không thanh toán tiền trúng đấu giá như cam kết, vi phạm quy chế bán đấu giá, hợp đồng phải bị chấm dứt trước hạn và trả lại quyền thu phí cho Nhà nước. Tuy nhiên, khi được Dương Minh Tuấn báo cáo, ông Thăng không chỉ đạo chấm dứt trước hạn hợp đồng mà còn yêu cầu "để doanh nghiệp trả từ từ".
Bị cáo Đinh Ngọc Hệ.
Ngoài ra, ông Thăng còn bút phê đề xuất để cho công ty Yên Khánh làm nhà đầu tư xây dựng bổ sung hai nút giao thông trên tuyến nối Tân Tạo - Chợ Đệm và đề nghị cho công ty này cấn trừ vào tiền phải thanh toán theo hợp đồng mua quyền thu phí dẫn đến việc doanh nghiệp tiếp tục không thanh toán đúng theo quy định.
Theo cáo buộc, nhờ sự "giúp đỡ" của ông Thăng, ông Trường... Út "trọc" đã chiếm đoạt, hưởng lợi tổng cộng 725 tỷ đồng của Nhà nước.
Út "trọc" lợi dụng mối quan hệ thân thiết với các lãnh đạo
Về nguyên nhân xảy ra vụ án, cơ quan tố tụng xác định Út "trọc" đã triệt để khai thác, lợi dụng mối quan hệ thân thiết với các lãnh đạo, các Bộ, ngành, cơ quan Nhà nước, thông qua chức phó tổng giám đốc tổng công ty Thái Sơn (Bộ Quốc phòng), Út "trọc" đã thành lập nhiều công ty giao người thân, họ hàng đứng tên. Tuy nhiên, hầu hết các công ty kinh doanh thua lỗ, không có năng lực tài chính, năng lực kinh nghiệm để đủ tư cách tham gia đấu thầu, đấu giá, liên kết.
Do đó, Út "trọc" đã chỉ đạo nhân viên làm giả hồ sơ để đủ tư cách, năng lực, quan hệ với các tổ chức tín dụng vay vốn, tham gia đấu thầu, đấu giá, liên danh, liên kết chiếm đoạt tài sản.
Các bị cáo được dẫn giải tới tòa.
Về phía các cá nhân trong các cơ quan Nhà nước được giao quản lý tài sản, cơ quan điều tra xác định khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao đã tin tưởng vào Út "trọc" là người có quan hệ rộng, có tầm ảnh hưởng đã không làm đúng quy định của pháp luật trong kiểm tra hồ sơ năng lực, hồ sơ kinh nghiệm, giao tài sản Nhà nước cho Út "trọc" trái pháp luật.
Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng chỉ ra một số quy định chưa phù hợp. Trong vụ án này, quyền thu phí cao tốc TPHCM - Trung Lương là tài sản đặc thù, có giá trị đặc biệt lớn. Tuy nhiên, chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể cho các trường hợp bán đấu giá tài sản Nhà nước trong trường hợp đặc biệt, có giá trị đặc biệt lớn. Cạnh đó, quy định về bán chỉ định tài sản Nhà nước tại các văn bản còn có sự chồng chéo, chưa thống nhất dẫn đến cách hiểu và áp dụng không đúng.
Dự kiến phiên tòa kéo dài tới ngày 25/12.
Chủ đề tương tự
- Thread starter Hoàng Hữu Tuấn
- Thread starter PR Việt Nam