Home Hai người treo bảng kêu oan đứng ngoài nắng trước VKS tỉnh Sóc Trăng

Tài công
Tài công
Bình luận: 0Lượt xem: 731

Tài công

Binh nhì
Quản Trị Viên
Quá bức xúc vì cho rằng Cơ quan CSĐT Công an Sóc Trăng và VKSND tỉnh này cố tình ban hành quyết định trái pháp luật, bà Mai cùng ông Tùng đứng trước cổng cơ quan công tố, treo vào cổ tấm bảng kêu oan.

keu oan 2.jpg

Bà Mai và ông Tùng đứng trước VKSND tỉnh Sóc Trăng.


Gần 10h ngày 25/8, người dân phường 7, TP Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) thấy hai người đứng giữa trời nắng trước cổng VKSND tỉnh Sóc Trăng. Hai người này tay cầm hồ sơ, cổ treo tấm bảng ghi tên của họ và cho rằng cơ quan công tố cố tình buộc tội người từng bị tòa kết án oan. Đó là bà Phạm Thị Mai (49 tuổi) và ông Nguyễn Thanh Tùng (40 tuổi, cùng ngụ quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ).

Bà Mai và ông Tùng sau đó vào VKSND và đến Công an tỉnh Sóc Trăng nộp đơn kêu oan vì đầu tháng 8/2020, hai người này bị Công an Sóc Trăng phục hồi điều tra và thay đổi quyết định khởi tố bị can từ tội Cưỡng đoạt tài sản sang Công nhiên chiếm đoạt tài sản. Các quyết định này được VKSND tỉnh Sóc Trăng phê chuẩn và tống đạt đến các bị can.

keuoan.jpg

Đơn kêu oan của bà Mai.
Theo hồ sơ, vào năm 2009, ông Khưu Chí Thức đại diện DNTN Vạn Hưng ký hợp đồng mua bán cá tra nguyên liệu với bà Mai và ông Tùng. Do không tiền chi trả tiền nên đại diện DNTN Vạn Hưng đã làm cam kết và hợp đồng mua bán nhà máy cho bà Mai để trừ nợ.

Từ ngày 22 đến 28/2/2011, bà Mai thuê người tháo dỡ một tủ lắc đông lạnh, tủ gió đông lạnh, tủ máy thổi đông lạnh tổng giá trị hơn 1,4 tỷ đồng. Thấy bà Mai lấy tài sản được nên ông Tùng cũng cho người đến lấy tài sản của DNTN Vạn Hưng.

Ngày 8/11/2011, VKSND tỉnh Sóc Trăng có văn bản gửi luật sư Nguyễn Trường Thành (bảo vệ cho bà Mai) với nội dung là vụ việc tranh chấp dân sự, tranh chấp hợp đồng mua bán của hai bên, không có dấu hiệu hình sự.

Tuy nhiên, bà Mai và ông Tùng sau đó bị khởi tố về tội cưỡng đoạt tài sản. Hai lần xét xử sơ thẩm, TAND tỉnh Sóc Trăng đều tuyên bà Mai, ông Tùng phạm tội cưỡng đoạt tài sản. Song, hai bản án sơ thẩm đều bị TAND Cấp cao tại TP.HCM tuyên hủy, yêu cầu điều tra lại từ đầu. Phía bà Mai và ông Tùng vẫn một mực kêu oan đến nay.

Hơn ba năm điều tra lại nhưng cơ quan điều tra không chứng minh được bà Mai, ông Tùng thực hiện hành vi phạm tội nên phải ra quyết định đình chỉ điều tra bị can vào ngày 24-3. Đầu tháng 7, TAND tỉnh Sóc Trăng đã quyết định cử người giải quyết bồi thường đối với hai người này. Tuy nhiên, sau hơn bốn tháng đình chỉ bị can, Công an tỉnh Sóc Trăng bất ngờ phục hồi điều tra và thay đổi cả tội danh từ Cưỡng đoạt tài sản sang tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản.

Bà Mai nói rằng, tháng 3/2020, bà được Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng đình chỉ điều tra bị can theo điều 230 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 (Hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được tội phạm). Tuy nhiên, đầu tháng 8/2020, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng có sự phê chuẩn lại của VKSND tỉnh này về việc phục hồi điều tra theo quy định tại Điều 235 (Chưa hết thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự) là cố tình ban hành quyết định trái pháp luật.

Bà Mai cũng cho rằng việc thay đổi tội danh từ Cưỡng đoạt tài sản sang tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản là việc làm trái pháp luật. Bởi vì, khi Cơ quan Cảnh sát điều tra và VKSND tỉnh Sóc Trăng đều xác định bà Mai không phạm tội Cưỡng đoạt tài sản thì đương nhiên bà này không phạm tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản.

“Tôi mua tài sản, đã được chính quyền chứng thực nên không thể kết luận là tôi Công nhiên chiếm đoạt tài sản. Không lẽ tôi công nhiên chiếm đoạt tài sản của chính mình”, bà Mai nêu trong đơn kêu oan.

Chia sẻ của Diễm Hằng
 
Top