Cô gái bị hoại tử tai khi tiêm filler để "đổi vận"

Thiên Bình
Thiên Bình
Bình luận: 0Lượt xem: 441

Thiên Bình

Trung sĩ
Thành Viên
Thời gian gần đây, báo chí xuất hiện rất nhiều thông tin về việc gặp biến chứng nguy hiểm khi tiêm filler tai. Bệnh nhân vốn có vành tai mỏng, nhỏ nên khi thấy trên mạng có các quảng cáo như tiêm tai "đổi vận"; "Tiêm Tai tài lộc - rước lộc đầu năm"… đã quyết định tiêm filler tại một spa. Tuy nhiên, sau tiêm, cô gái phải nhập viện cấp cứu.

Ngày 24/3, bác sĩ Hoàng Thanh Tuấn (Trung tâm Phẫu thuật tạo hình- Thẩm mỹ, BV Bỏng Quốc gia) cho biết, vừa tiếp nhận "sữa chữa" cho nữ bệnh nhân N.T.A. (ở Hà Nội) tiêm filler vào dái tai bị biến chứng.

Thông tin trên báo chí, bệnh nhân cho biết, vốn có vành tai mỏng, nhỏ. Vì vậy, khi trên mạng có các quảng cáo như tiêm tai "đổi vận"; "Tiêm Tai tài lộc - rước lộc đầu năm"… nên đã quyết định tiêm filler tại một spa.

Tại đây, bệnh nhân được tiêm mỗi bên tai 1ml filler theo lời quảng cáo là "hàng Hàn Quốc xách tay chính hãng". Sau khi tiêm được vài tiếng, tai của chị có dấu hiệu căng tức, tấy đỏ. Sau 2 ngày, cả 2 tai đều bị sưng tấy, chạm vào là đau nên đã đến spa làm rõ. Lúc này, spa mới cho biết, người tiêm chất làm đầy không phải là bác sĩ mà là một hotgirl chưa từng có một ngày học qua trường lớp đào tạo bác sĩ thẩm mỹ. Ngay sau đó, bệnh nhân đã đến BV kiểm tra.

4(1) (1).jpg

Ảnh minh họa.

Theo bác sĩ Tuấn, qua kiểm tra đã phát hiện bệnh nhân có dấu hiệu của hoại tử tổ chức (toàn bộ vành tai, dái tai) do đã tiêm quá nhiều filler. Các bác sĩ đã phải kê kháng sinh, thuốc giảm viêm và tiêm tan cứu tình trạng hoại tử mô vùng tai cho bệnh nhân.

Tiêm filler tai là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật, sử dụng filler-một chất làm đầy có thành phần Acid Hyaluronic đưa vào vị trí dái tai hoặc vành tai giúp cho dáng tai to, đẹp và cải thiện phần khuyết thiếu của vành tai. Sau khi tiêm dái tai, vành tai sẽ được tạo hình đầy đặn tự nhiên, hài hòa với các đường nét khuôn mặt.

Bác sĩ Tuấn lưu ý rủi ro do tiêm filler sẽ có khá nhiều nếu người tiêm, người được tiêm không thực sự cẩn thận. Theo đó, có thể gặp những tai biến, biến chứng: Bầm tím, sưng đỏ, hoại tử, nhiễm khuẩn tại chỗ, dị cảm, u hạt. Lý giải điều này, bác sĩ Tuấn cho biết, vùng tai là vùng có nhiều mao mạch nhỏ, nên việc chảy máu, bầm tím hay gặp. Đôi khi gặp những trường hợp tiêm quá nhiều vào dái tai gây căng tức làm chẹn các mạch máu tới nuôi, dẫn tới nguy cơ hoại tử tai.

Do đó, trước khi thực hiện bất cứ thủ thuật nào sử dụng tiêm filler vào cơ thể, người làm cần lựa chọn cơ sở uy tín, bác sĩ được đào tạo, hướng dẫn theo các tiêu chuẩn của hãng (filler) để thực hiện, tránh “tiền mất tật mang”, nghiêm trọng hơn là gặp những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Ngoài ra, vị bác sĩ này cũng cho rằng việc thành công của mỗi cá nhân phụ thuộc vào sự cố gắng và phấn đấu của mỗi người trong cuộc sống chứ không hẳn chỉ cần tiêm chất làm đầy để có vành tai đẹp là có thể “đổi vận” ngay.
 
Top