Các đợt dịch Covid-19 và thời gian dài giãn cách khiến nhiều người ráo riết tìm những dịch vụ du lịch giá rẻ để nghỉ dưỡng. Lợi dụng tâm lý “cuồng chân” của du khách, một số đối tượng lừa đảo tung những gói dịch vụ giá rẻ hòng “câu” khách.
“Bẫy” homestay giá rẻ
Báo PLVN thông tin, dù không phải chiêu trò mới, song homestay giá rẻ vẫn được các đối tượng lừa đảo dễ dàng trục lợi thời điểm này vì tâm lý nóng vội của một số người dân. Theo chia sẻ của chị Quyên (du khách Hà Nội) – một nạn nhân của các “homestay lừa đảo”: “Các cháu nhỏ trong nhà được nghỉ hè lại phải ở nhà vì dịch Covid-19. Do vậy, tôi tranh thủ mấy ngày Hà Nội nới lỏng giãn cách để đưa gia đình đi xa vài hôm. Vì tìm được homestay lúc này là rất khó nên mới “cố đấm ăn xôi” đặt cọc”. Và chị Quyên đã bị mất 4 triệu đồng vì tìm đến dịch vụ giá rẻ không ngờ này.
Đáng nói, hiện nay, những kẻ lừa đảo dường như “chai lì” và tinh vi hơn trong các mánh khóe. Không chỉ thuyết phục khách hàng bằng lời lẽ ngon ngọt, các đối tượng còn gửi ảnh căn cước, giấy tờ xe để tạo niềm tin, thậm chí sẵn sàng gọi video để khách hàng nhận diện. Tuy nhiên, khi biết bị lừa, nhiều người tìm kiếm thông tin của những đối tượng trên mới ngỡ ngàng phát hiện giấy tờ giả mạo hay hình ảnh được chỉnh sửa.
Không chỉ tại Việt Nam, từ lâu các chuyên gia đã cảnh báo việc tour du lịch, villa, homestay lừa đảo, làm giả giấy tờ, chứng nhận tiêm chủng, giấy xét nghiệm và rao bán trên những trang thương mại. “Chiến thuật” lừa đảo phổ biến là tạo nhiều trang web giả mạo các hãng hàng không, công ty lữ hành uy tín, sau đó lừa khách đặt phòng, vé hay tour du lịch, thanh toán... Khách du lịch đối mặt với nguy cơ bị đánh cắp những thông tin bảo mật cá nhân khi tìm đến những “web đen” hay các ứng dụng lừa đảo để tìm thuê homestay giá rẻ.
Theo dữ liệu từ Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ, người tiêu dùng thiệt hại tổng cộng 26 triệu USD vì những hành vi gian lận du lịch trong nửa đầu năm 2021. Trung bình, khách hàng mất khoảng 1.100 USD trong một vụ lừa đảo. Chưa kể các dịch vụ lừa đảo sẽ khiến khách du lịch mất niềm tin vào các ưu đãi, chính sách giảm giá của các đơn vị khác đang nỗ lực phục hồi du lịch.
“Vấn nạn” chứng nhận giả
Cùng các mánh khóe lừa đảo “homestay giá rẻ”, lợi dụng việc chỉ cần có chứng nhận xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, khách du lịch có thể tự do đi lại nhiều vùng, dịch vụ lừa đảo từ những loại chứng nhận này ngày càng nhiều. Với mức giá rẻ đến giật mình, các loại dịch vụ này đánh trúng tâm lý “ham của rẻ” của nhiều người trong thời điểm này.
Làm giả giấy chứng nhận âm tính COVID-19 gây ra nhiều hệ lụy khôn lường đối với hoạt động du lịch. Nhiều người gọi đây là những “quả bom nổ chậm” đe dọa an nguy ngành du lịch còn “chập chững” hậu đại dịch. Để những kẻ lừa đảo không lợi dụng sơ hở từ các loại chứng nhận an toàn Covid-19, trước hết những chứng nhận này cần phải được minh bạch, rõ ràng. Chuyên gia an ninh cho rằng thẻ tiêm chủng nên được ký điện tử và nên chứa mã bảo mật trong tem QR, trong đó bao gồm các nhận dạng cá nhân, thông tin dịch tễ. Các quốc gia sẽ cần phải phối hợp với nhau nhiều hơn trong việc chia sẻ dữ liệu.
Khách du lịch cần tỉnh táo trước khi lựa chọn các dịch vụ giá rẻ, những “món hời” bất ngờ trong thời điểm này. Việc tìm đến những cơ sở, trang web uy tín là bước đầu để khách du lịch đảm bảo mình không bị rơi vào “bẫy” du lịch đang ngày càng tinh vi.
Báo PLVN thông tin, dù không phải chiêu trò mới, song homestay giá rẻ vẫn được các đối tượng lừa đảo dễ dàng trục lợi thời điểm này vì tâm lý nóng vội của một số người dân. Theo chia sẻ của chị Quyên (du khách Hà Nội) – một nạn nhân của các “homestay lừa đảo”: “Các cháu nhỏ trong nhà được nghỉ hè lại phải ở nhà vì dịch Covid-19. Do vậy, tôi tranh thủ mấy ngày Hà Nội nới lỏng giãn cách để đưa gia đình đi xa vài hôm. Vì tìm được homestay lúc này là rất khó nên mới “cố đấm ăn xôi” đặt cọc”. Và chị Quyên đã bị mất 4 triệu đồng vì tìm đến dịch vụ giá rẻ không ngờ này.
Đáng nói, hiện nay, những kẻ lừa đảo dường như “chai lì” và tinh vi hơn trong các mánh khóe. Không chỉ thuyết phục khách hàng bằng lời lẽ ngon ngọt, các đối tượng còn gửi ảnh căn cước, giấy tờ xe để tạo niềm tin, thậm chí sẵn sàng gọi video để khách hàng nhận diện. Tuy nhiên, khi biết bị lừa, nhiều người tìm kiếm thông tin của những đối tượng trên mới ngỡ ngàng phát hiện giấy tờ giả mạo hay hình ảnh được chỉnh sửa.
Không chỉ tại Việt Nam, từ lâu các chuyên gia đã cảnh báo việc tour du lịch, villa, homestay lừa đảo, làm giả giấy tờ, chứng nhận tiêm chủng, giấy xét nghiệm và rao bán trên những trang thương mại. “Chiến thuật” lừa đảo phổ biến là tạo nhiều trang web giả mạo các hãng hàng không, công ty lữ hành uy tín, sau đó lừa khách đặt phòng, vé hay tour du lịch, thanh toán... Khách du lịch đối mặt với nguy cơ bị đánh cắp những thông tin bảo mật cá nhân khi tìm đến những “web đen” hay các ứng dụng lừa đảo để tìm thuê homestay giá rẻ.
Theo dữ liệu từ Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ, người tiêu dùng thiệt hại tổng cộng 26 triệu USD vì những hành vi gian lận du lịch trong nửa đầu năm 2021. Trung bình, khách hàng mất khoảng 1.100 USD trong một vụ lừa đảo. Chưa kể các dịch vụ lừa đảo sẽ khiến khách du lịch mất niềm tin vào các ưu đãi, chính sách giảm giá của các đơn vị khác đang nỗ lực phục hồi du lịch.
“Vấn nạn” chứng nhận giả
Cùng các mánh khóe lừa đảo “homestay giá rẻ”, lợi dụng việc chỉ cần có chứng nhận xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, khách du lịch có thể tự do đi lại nhiều vùng, dịch vụ lừa đảo từ những loại chứng nhận này ngày càng nhiều. Với mức giá rẻ đến giật mình, các loại dịch vụ này đánh trúng tâm lý “ham của rẻ” của nhiều người trong thời điểm này.
Làm giả giấy chứng nhận âm tính COVID-19 gây ra nhiều hệ lụy khôn lường đối với hoạt động du lịch. Nhiều người gọi đây là những “quả bom nổ chậm” đe dọa an nguy ngành du lịch còn “chập chững” hậu đại dịch. Để những kẻ lừa đảo không lợi dụng sơ hở từ các loại chứng nhận an toàn Covid-19, trước hết những chứng nhận này cần phải được minh bạch, rõ ràng. Chuyên gia an ninh cho rằng thẻ tiêm chủng nên được ký điện tử và nên chứa mã bảo mật trong tem QR, trong đó bao gồm các nhận dạng cá nhân, thông tin dịch tễ. Các quốc gia sẽ cần phải phối hợp với nhau nhiều hơn trong việc chia sẻ dữ liệu.
Khách du lịch cần tỉnh táo trước khi lựa chọn các dịch vụ giá rẻ, những “món hời” bất ngờ trong thời điểm này. Việc tìm đến những cơ sở, trang web uy tín là bước đầu để khách du lịch đảm bảo mình không bị rơi vào “bẫy” du lịch đang ngày càng tinh vi.
Chủ đề tương tự
- Thread starter Thiên Bình
- Thread starter Thiên Bình
- Thread starter Thiên Bình
- Thread starter Hong Nhung