Cách quản trị nhân sự trong thời chuyển đổi số hậu Covid-19

Đ
Độc Hành
Bình luận: 0Lượt xem: 631

Độc Hành

Thượng sĩ
Thành Viên
newsoutside-13-5-20209-3963543-9256-1884-1589425951_1200x0.jpeg


Chuyên gia khuyến nghị doanh nghiệp cần tái cấu trúc đội ngũ theo hướng tinh gọn, tối ưu, tận dụng nguồn lực làm việc bán thời gian để tăng hiệu quả.


Dù tình hình kiểm soát Covid-19 tại Việt Nam khả quan hơn thế giới, nhiều doanh nghiệp vẫn đang đối diện bài toán tuyển dụng và đào tạo nhân sự mới sau khi cắt giảm hàng loạt do ảnh hưởng của dịch.

Trong tọa đàm "Chiến dịch chuyển đổi số nhân sự " do Cộng đồng Chuyển đổi số Chudoso Việt Nam tổ chức ngày 12/5, ông Tony Dzung - CEO Trường doanh nhân HBR Việt Nam cho rằng: "Sở hữu máy bay F-35 hiện đại nhất không phải là khó, đào tạo được người phi cơ lái chiếc máy bay đó mới là điều quan trọng và tốn thời gian, tiền bạc".

Câu hỏi đặt ra, sau khi Covid-19 tạm lắng, doanh nghiệp cần chuyển dịch cơ cấu nhân sự, đào tạo như thế nào? Theo các chuyên gia, doanh nghiệp cần có văn hóa rõ ràng, đóng gói mọi sản phẩm, quy trình thì mới có thể chuyển giao nhiệm vụ, đào tạo nhân sự mới dễ dàng. Điều này không chỉ ứng dụng trong trường hợp làm việc online mà còn hữu ích khi có nhân sự mới.

Kế đến, doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu tuyển dụng thì mới có thể cạnh tranh được trong cuộc chiến "săn" nhân sự có khả năng thích nghi, linh hoạt và ứng dụng công nghệ chuyển đổi số. Cần chú trọng tạo một môi trường làm việc lành mạnh, tạo cơ hội học hỏi và phát triển để thu hút nguồn nhân lực trẻ.

polyad


Tọa đàm "Chuyển đổi số nhân sự - Làm việc hay là đói" do Cộng đồng Chuyển đổi số Chudoso Việt Nam tổ chức hôm 12/5.


Ông Trần Trung Hiếu - CEO TopCV Việt Nam cho rằng, chuyển đổi số nhân sự không phải là "thay người thành máy", cũng không phải cắt bỏ hoàn toàn mà là tinh gọn và tối ưu nguồn nhân lực đang có.

Chuyển đổi số nhân sự có thể áp dụng ở nhiều phòng, ban, tùy theo chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ tại phòng kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đã tuyển thêm cộng tác viên bán hàng thay vì 100% toàn thời gian. Điều này không có nghĩa là không cần bộ phận kinh doanh tại công ty, mà là phân chia nhiệm vụ cho từng nguồn lực. Doanh nghiệp vẫn cần phải "nuôi" một đội kinh doanh "gà nhà" để đi gặp khách hàng. Tuy nhiên với nhiệm vụ tiếp cận và giới thiệu sơ bộ sản phẩm thì các cộng tác viên hoàn toàn có thể làm việc này. Hình thức này chính là hình thức affiliate - tiếp thị bán hàng giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí.

Theo ông Đỗ Hữu Hưng - CEO AccessTrade Việt Nam, với hình thức affiliate, sẽ có nhiều công việc được tạo ra cho nguồn nhân lực đang rảnh rỗi trong xã hội, hoặc thậm chí là những người lớn tuổi, tạo thêm giá trị cho bản thân và cộng đồng. Người lao động không cần cứng nhắc tới một công ty mà chỉ cần làm việc trên không gian số để tạo ra thu nhập.

polyad


Các chuyên gia chia sẻ chiến lược tuyển dụng, quản trị và tối ưu nguồn nhân lực trong thời dịch.


Những tập đoàn hàng đầu như Google cũng đang đưa ra những chính sách làm việc tại công ty đến hết 2020, sau đó người lao động sẽ làm việc tại nhà và được đánh giá và quản lý theo KPI, OKR. Từ đó chiêu mộ được nguồn lực thích ứng tốt nhất với xu thế.

"Đây là một thị trường nhân sự cạnh tranh, và người dẫn đầu xu thế sẽ nắm chắc cơ hội bứt phá nếu trong tương lai lại xuất hiện lại một 'thiên nga đen' như Covid-19", một chuyên gia chia sẻ.

Theo ông Tuấn Hà từ VinaLink chia sẻ, những doanh nghiệp đã kịp thời thích ứng hoàn toàn có thể ít bị tác động bởi Covid-19. Cụ thể Tổng công ty Giải pháp Chuyển đổi số Viettel vẫn tăng trưởng doanh số 15% trong thời gian vừa qua kể cả khi làm việc tại nhà.

Các chuyên gia nhận định, đây là thời điểm thách thức với cả doanh nghiệp và người lao động. Doanh nghiệp cần khẳng định thương hiệu tuyển dụng cá nhân để tận dụng thời cơ tuyển dụng nguồn lực mới tinh nhuệ hơn. Người lao động cũng hoàn toàn có thể nắm bắt thời cơ, phát triển bản thân, thích nghi và ứng dụng công nghệ để trở thành nguồn lực xuất chúng được săn đón.

Vũ Khánh
 
Top