Vớt tượng nhà buôn nô lệ bị ném xuống sông

Thế giới - VnExpress
Bình luận: 0Lượt xem: 420
T

Thế giới - VnExpress

Untitled-1591869844-5655-1591869922_1200x0.png


AnhTượng nhà buôn nô lệ thế kỷ 17 Edward Colston bị người biểu tình ném xuống sông đã được trục vớt ở bến cảng thành phố Bristol.


Hội đồng thành phố Bristol, Anh, cho biết bức tượng của Edward Colston đã được lấy lại sáng nay và "đang được đưa đến một địa điểm an toàn trước khi trở thành một phần trong bộ sưu tập của bảo tàng".

Colston là một nhà buôn tại Công ty Hoàng gia châu Phi, công ty tham gia buôn bán nô lệ vào thế kỷ 17. Công ty ước tính đã vận chuyển 84.000 người châu Phi làm nô lệ, bao gồm cả đàn ông, đàn bà và trẻ em, trong thời gian Colston làm việc tại đây. Tuy nhiên, Colston cũng là một trong những người tích cực làm từ thiện tại Bristol và bức tượng đồng của ông được dựng tại thành phố từ năm 1895.

Vớt tượng nhà buôn nô lệ bị ném xuống sông


Tượng nhà buôn nô lệ thế kỷ 17 Edward Colston, bị người biểu tình ném xuống sông, được trục vớt ở bến cảng thành phố Bristol, Anh hôm 11/6. Video: Twitter/ Bristol City Council.


Hành động phá hủy tượng Colston của nhóm người biểu tình hôm 7/6 bị chính phủ Anh chỉ trích, song cũng khơi lại những lời kêu gọi trên khắp đất nước để loại bỏ các di tích lịch sử gây tranh cãi khác.

Hội đồng thị trấn Bournemouth cho biết họ sẽ dỡ tượng của Robert Baden-Powell, người sáng lập phong trào Hướng đạo và cũng ủng hộ Đức quốc xã. Các quan chức Bournemouth nói thêm họ muốn giảm thiểu rủi ro về bất cứ sự rối loạn công cộng nào.

Trong khi đó, đại học Liverpool cho biết sẽ đổi tên một tòa nhà được đặt theo tên của cựu thủ tướng William Gladstone vì mối liên hệ của ông với vấn đề buôn bán nô lệ.

Trước đó, tượng nhà buôn nô lệ thế kỷ 18 Robert Milligan ở trung tâm thủ đô London, Anh cũng bị kéo xuống sau khi các quan chức thành phố quyết định bức tượng không được công chúng chấp nhận.

Thị trưởng London, Sadiq Khan, cũng tuyên bố đánh giá lại các địa danh và di tích lịch sử để xem xét liệu chúng có phù hợp để phản ánh tốt hơn sự đa dạng của thành phố hay không.

Thủ tướng Anh Boris Johnson thừa nhận một "thực tế nghiệt ngã" là người da màu ở Anh đã phải trải qua tình trạng phân biệt đối xử, nhưng ông cũng cảnh báo những người tấn công cảnh sát hay mạo phạm các di tích công cộng sẽ phải đối mặt với pháp luật.

Các cuộc biểu tình vì người da màu đã nổ ra khắp thế giới sau khi khởi phát từ thành phố Minneapolis, Mỹ, sau cái chết của George Floyd. Tại Anh, hơn 200 cuộc biểu tình đã được tổ chức, hàng chục nghìn người đã xuống đường để ủng hộ phong trào "Mạng sống người da màu cũng quan trọng".

Ngọc Ánh (Theo AFP)

Link gốc...
 
Top