Trời nóng không lo sốc nhiệt điều hòa nhờ những lưu ý đơn giản

Tạp chí Đời sống và Pháp luật
Bình luận: 0Lượt xem: 355
T

Tạp chí Đời sống và Pháp luật

Sốc nhiệt điều hòa gây ra tình trạng da nóng, khô nhanh, đỏ mặt, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, hoa mắt, tức ngực… nghiêm trọng hơn là dẫn đến tử vong. Vì vậy mỗi người cần sử dụng điều hòa đúng cách để đảm bảo an toàn cho sức khỏe trong mùa nắng nóng.

Hiện tượng sốc nhiệt dễ xảy ra khi bạn từ bên ngoài trời nắng nóng đột ngột vào phòng lạnh, từ trong nhà bước ra ngoài, tấm xong đã vội vàng bước vào phòng lạnh… hoặc khi bạn bước lên xuống xe ô tô mà nhiệt độ ngoài trời có thể lên đến 39 độ C.

Người bị nhẹ thì choáng váng, đau đầu, buồn nôn, cảm lạnh, nghẹt mũi, viêm họng nặng hơn thì xuất hiện ảo giác, sốt cao, tim đập nhanh, huyết áp hạ… Nghiêm trọng nhất là người bị sốc nhiệt có thể bị ngột thở, đột quỵ ngây nguy hiểm đến tính mạng.


Trời nóng không lo sốc nhiệt điều hòa nhờ những lưu ý đơn giản - Ảnh 1

Để phòng chống sốc nhiệt, cần lưu ý những điều sau:

Không nên để nhiệt độ trong phòng quá chênh lệch với bên ngoài

Khi để nhiệt độ chênh lệch quá nhiều so với nhiệt độ của môi trường ngoài, bạn sẽ rất dễ bị sốc nhiệt, cảm lạnh.

Người dùng nên để nhiệt độ bên trong phòng điều hòa chỉ nên chênh lệch khoảng 7 độ. Chẳng hạn, ngoài trời đang 32 độ C thì, bạn chỉ nên để nhiệt độ khoảng 25 độ C.

Không nên ngồi trong phòng máy lạnh trong nhiều giờ

Thời tiết nắng nóng thì việc ở lì trong phòng có điều hòa quả là thiên đường, nhưng bạn không nên ở trong phòng máy lạnh quá 8 tiếng vì dễ gặp phải các bệnh về đường hô hấp, bệnh dị ứng da nhất là đối với máy lạnh không được vệ sinh định kỳ. Thế nên sau 8 tiếng sử dụng bạn nên tắt máy lạnh, mở cửa để thoát tạo sự thông thoáng. Hay bạn có thể đặt một chậu nước trong phòng để tạo độ ẩm cho da, không bị khô da.

Nên bật quạt thông gió khi sử dụng điều hòa nhiệt độ

Nếu phòng lạnh không có lỗ thông gió, quạt thông khí thì bầu không khí lạnh trong phòng rất dễ bị nhiễm khuẩn, tích tụ nhiều CO2 nếu không khí trong phòng không được làm mới. Do đó, bạn nên mở cửa để lấy một bầu không khí mới từ bên ngoài từ 1 đến 2 tiếng một lần hoặc bạn có thể lắp quạt thông gió cho căn phòng để vừa có không khí tươi mới vào phòng và vừa không phải mở cửa phòng mỗi.

Không nên vào phòng lạnh ngay khi đi nắng về

Sau khi ở ngoài đường nắng nóng hoặc mới tập luyện thể thao, bạn nên ở phòng ngoài một thời gian để cơ thể trở lại bình thường trước khi vô phòng lạnh. Nếu bước vào phòng lạnh đột ngột, cơ thể chúng ta chưa kịp thích nghi nên rất dễ bị cảm lạnh. Không chỉ vậy, khi đi nắng hay tập thể thao thì mạch máu sẽ giãn ra, vì vậy, nếu vào phòng lạnh ngay thì rất dễ khiến các mạch máu co lại đột ngột và người có thể trạng yếu có thể bị đột quỵ.

Việt Hương (T/h)

Link gốc...
 
Top