Tổng giám đốc KIDO: Tập đoàn sẽ có lãi ngay khi quay lại mảng bánh kẹo

Kinh doanh - VnExpress RSS
Bình luận: 0Lượt xem: 449
K

Kinh doanh - VnExpress RSS

amp-kido-tro-lai-kinh-doanh-ba-2560-5752-1592197485_1200x0.jpg


Tập đoàn KIDO bắt đầu quay lại sản xuất, kinh doanh mảng bánh kẹo trong quý III và hứa sẽ có lãi ngay năm nay.


Tại đại hội cổ đông Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO (KDC) sáng 15/6, ông Trần Lệ Nguyên, Tổng giám đốc cho biết, ngành bánh kẹo là lợi thế của doanh nghiệp. Do đó, ông hứa công ty sẽ có lãi ở mảng này trong năm nay dù chỉ có 4 tháng cho kế hoạch trở lại.

"Chúng ta sẽ chọn những mặt hàng có thị trường lớn, hiệu quả cao để sản xuất nên KDC tự tin làm sản phẩm ra tới đâu, hiệu quả tới đó chứ không thể ở mức thăm dò như các công ty mới đặt chân vào thị trường", ông Nguyên khẳng định.

Sản phẩm của KIDO bán tại hệ thống siêu thị. Ảnh: Tuyết Nga.


Sản phẩm của KIDO bán tại hệ thống siêu thị. Ảnh: Tuyết Nga.


Theo lãnh đạo KDC, công ty chuyển nhượng mảng bánh kẹo cho đối tác ngoại từ 2015 và cam kết trong 5 năm tập đoàn không tham gia vào mảng sản xuất kinh doanh này. Nhưng đến tháng 7 năm nay, doanh nghiệp hoàn tất các thỏa thuận và sẽ quay lại mảng cốt lõi của mình. Dự kiến quý III năm nay, công ty nhanh chóng chiếm lĩnh lại thị trường ngành này. Khởi đầu, doanh nghiệp sẽ tham gia vào sản phẩm bánh trung thu.

Ông Bùi Thanh Tùng, Phó tổng giám đốc KDC cũng cho hay, hiện quy mô của ngành bánh kẹo lên đến 51.000 tỷ đồng, mỗi năm tăng trưởng 5-8%. Đặc biệt, biên lợi nhuận ngành này cao nên KIDO sẽ sàng lọc và lựa chọn nhóm phát triển tốt để nhanh chóng chiếm vị trí lớn thứ 2 thị trường sau Mondelez Kinh Đô. "Việt Nam có 2 cái tết lớn là Trung Thu và Nguyên Đán nên nhóm sản phẩm quà tặng sẽ được công ty ưu tiên", ông Tùng nói.

Cùng với việc quay lại ngành bánh kẹo, KDC sẽ tham gia vào lĩnh vực nước giải khát thông qua việc tạo liên doanh với Vinamilk. Liên doanh này đặt mục tiêu doanh thu năm đầu tiên là 2.000 tỷ đồng. Với thế mạnh về mạng lưới phân phối lớn của cả hai sẽ giúp liên doanh nhanh chóng chiếm thị phần.

Hiện 2 công ty có khoảng trên một triệu điểm bán nước; trong đó có 600.000 điểm bán tạp hóa có các loại sữa, 450.000 điểm bán thực phẩm thiết yếu, 120.000 điểm bán ngành hàng lạnh. Lãnh đạo KDC cho rằng, chỉ cần mỗi điểm bán một chai nước thì một ngày doanh nghiệp có thể bán được một triệu chai.

Ngoài hai nhóm ngành mới trên, doanh nghiệp cũng tập trung các ngành hàng hiện có. Với sản phẩm khô, tập đoàn sẽ đa dạng danh mục, tập trung phát triển các mặt hàng cốt lõi và cao cấp. Với ngành hàng lạnh, bên cạnh sản phẩm cao cấp, công ty sẽ đa dạng hóa để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhất là giới trẻ. Đồng thời, KIDO mở rộng kênh phân phối và tham gia vào ngành hàng tiềm năng là đồ uống.

Năm nay, tập đoàn vẫn tiếp tục thực hiện hoạt động M&A trong lĩnh vực có tiềm năng. Đặc biệt, KIDO sẽ thực hiện tái cấu trúc sáp nhập Công ty cổ phần thực phẩm đông lạnh KIDO (KDF) vào công ty mẹ.

Song song đó, công ty thông qua kế hoạch phát hành thêm 23,08 triệu cổ phiếu để thực hiện hoán đổi cổ phần đang lưu hành tại KDF. Như vậy, tổng số lượng cổ phần sau phát hành của KDC là 279,7 triệu cổ phần, tương đương 2.797,4 tỷ đồng.

Năm 2020, Tập đoàn đặt kế hoạch doanh thu thuần 8.234 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 330 tỷ đồng lần lượt tăng 14% và 17% so với 2020. Năm nay, công ty dự kiến chia cổ tức với tỷ lệ 16%, tương đương 1.600 đồng một cổ phần.

Năm 2019, KDC ghi nhận doanh thu thuần đạt 7.210 tỷ đồng, giảm 5,2% so với 2018. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế năm 2019 đạt 283 tỷ đồng, tăng 60,5%.

Thi Hà

Link gốc...
 
Top