Tiềm năng lông vũ

Nhân Võ BC
Nhân Võ BC
Bình luận: 0Lượt xem: 1,245

Nhân Võ BC

Binh nhì
Thành Viên Mới
10,000 tấn lông vũ đã được các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thành công trong năm 2020…

Không chỉ là phế phẩm…


Nhiều năm qua, việc tái sử dụng lông vũ gia cầm không chỉ tăng trưởng về số lượng, mà còn có nhiều bước tiến về phương thức, nhất là ứng dụng khoa học công nghệ. Trong khi lông vũ được coi là sản phẩm phụ của quá trình chăn nuôi gia cầm, nhiều cơ sở chăn nuôi trên thế giới đã biết cách tận dụng nguồn lông vũ này. Thậm chí, nhiều người chăn nuôi còn nuôi gia cầm chỉ để lấy lấy lông.

Tại Mỹ, người ta ước tính cứ hơn 8 tỷ con gà thịt được sản xuất mỗi năm thì có 2-3 tỷ pound lông vũ được tạo ra (1 pound xấp xỉ 0,45 kilogram).

View attachment Hình 1.jpg
Hình: Lông vũ từ gia cầm là không chỉ là phế phẩm trong chăn nuôi

Lông vũ sau khi tái chế có thể được sử dụng để tạo ra sản phẩm trang trí như quạt lông vũ, mặt nạ, phụ kiện cho các trang phục hoá trang mùa lễ hội ở các quốc gia, đồ trang trí cho chim, hoa tai và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, thậm chí là lưới đánh cá...

Lông vũ cũng được dung để nhồi gối, vật liệu cách nhiệt và bọc đệm. Cơ bản, lông vũ gia cầm có đặc tính chung với sợi xenlulozơ. Diện tích bề mặt của lông vũ lớn hơn nhiều so với lông cừu vì đường kính sợi nhỏ hơn. Vì vậy, lông vũ có thể hút ẩm nhiều hơn sợi len hay sợi xenlulôzơ.

Sản xuất chế phẩm từ lông vũ quy mô công nghiệp

Ở Việt Nam, bột lông vũ dùng để thay thế bột cá, là thức ăn thuỷ sản, được chứng thực hiệu quả vượt trội khi bổ sung ở hàm lượng cao trong thử nghiệm tại phòng thí nghiệm và thực địa . Nhiều nhà nghiên cứu tại Việt Nam từ năm 2015, tiêu biểu là nhóm TS Nguyễn Huy Hoàng đến từ Viện nghiên cứu gen, VAST cùng các đồng nghiệp đã tiến hành thực hiện đã thực hiện các thí nghiệm liên quan đến điều kiện sản xuất bột lông vũ làm thức ăn chăn nuôi cho kết quả khả quan.

Hiện tại, ủ phân và sản xuất bột lông vũ là những phương pháp nhanh chóng, hiệu quả, cho ra đời được các sản phẩm có giá trị kinh tế từ lông vũ. Ngoài việc sản xuất các sản phẩm thô từ lông vũ, hiện nay, tại các quốc giá trên thế giới, việc ủ phân vẫn là cách tái sử dụng lông vũ tiết kiệm nhất.

Lông vũ sau khi được ủ trong những điều kiện đặc biệt sẽ hình thành nguồn phân bón quan trọng cho đất. Lông vũ – bản chất là protein có thể được sử dụng bằng cách thuỷ phân đặc biệt để tái sinh ra những protein và thức ăn chăn nuôi. Đó là phương pháp xử lý bằng hơi nước ở áp suất cao, sau đó sấy khô, đun nóng và hấp thuỷ phân để thu được sản phẩm giàu protein và cysteine (một axit amin).

Được biết, doanh thu thị trường bột lông vũ toàn cầu đạt 359,5 triệu USD vào năm 2020 và tốc độ tăng trưởng kép ước tính 8,6% và dự kiến cán mốc 820 triệu USD vào năm 2030.

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ cũng ước tính rằng hơn 16 tỷ tã giấy, làm từ bột gỗ, bị vứt bỏ mỗi năm. Nếu sử dụng bột lông vũ có thể thay thế được 25% các loại bột gỗ được sử dụng hằng năm cho tã giấy. Lông vũ cũng có thể được trộn với các loại vật liệu nhân tạo và kéo thành sợi hoặc nén thành vải không dệt, thoáng khí để sử dụng trong bệnh viện, áo choàng.

Tiềm năng xuất khẩu

10,000 tấn lông vũ đã được các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thành công trong năm 2020, thu được 40 triệu USD. Trong đó, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lông vũ lớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn 80% sản lượng xuất khẩu lông vũ của Việt Nam. Theo ước tính, đã có 20 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu lông vũ vào thị trường.

Hình 2.jpg

Hình: Bên trong một cơ sở sản xuất bột lông vũ thủy phân tại Việt Nam

Để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, bắt buộc phải xin giấy chứng nhận kiểm dịch theo yêu cầu của nhà nhập khẩu. Còn để nhập khẩu gia cầm và sản phẩm gia cầm vào Liên minh Châu Âu EU thì phải được chứng nhận thú ý dựa trên sự công nhận của cơ quan có thẩm quyền của quốc gia không thuộc liên minh châu Âu theo luật của Liên minh Châu Âu.

Tất cả các lông vũ được xuất khẩu đều phải tuân thủ RDS (Responsible Down Standard), tạm dịch là “Tiêu chuẩn lông vũ có trách nhiệm”. Đây là một trong những tiêu chuẩn bắt buộc dành cho các doanh nghiệp ôm mộng ‘hốt bạc’ từ lông vũ với thị trường EU.

Để có thể xuất khẩu và mở rộng thị trường, nhiều doanh nghiệp Việt đã đầu tư vào dây chuyên sản xuất tái sử dụng lông vũ và đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn từ các thị trường khó tính như EU.

Các nhà máy sản xuất sản phẩm chăn nuôi gia cầm đều cần giải quyết việc xử lý nguồn lông vũ khổng lồ. Với giá trị kinh tế cao, bài toán kinh doanh bền vững trong chăn nuôi và tái sử dụng các phế phẩm nông nghiệp nhằm tận dụng tối đa nguồn thu, đặc biệt là đối với mặt hàng lông vũ cần phải được quan tâm.

Trí Nhân
 
Top