Siêu thị Thiên Nhiên (Hà Nội): Nguyên liệu sản phẩm quảng cáo có dấu hiệu không rõ nguồn gốc?

Hong Nhung

Trung sĩ
Thành Viên
"Tinh thần, minh mẫn, khỏe mạnh gói gọn trong một tách trà" là những lời quảng cáo thấy trên fanpage Trà hoa Mộc sắc của Siêu thị Thiên Nhiên Hà Nội. Sản phẩm này được quảng cáo rầm rộ trên thị trường: thường xuyên uống trà sẽ có tác dụng chống ung thư, chống lão hóa hiệu quả, tăng tuổi thọ, giúp an thần là phương thuốc làm đẹp… Đã được Cục an toàn thực phẩm Bộ y tế Việt Nam phê duyệt, với công nghệ Nhật Bản được kiểm định và chứng nhận…

tra-thien-nhien-4.jpg

Cụ thể, theo phản ánh sản phẩm trà hoa mộc sắc Siêu thị Thiên nhiên do hộ kinh doanh cá thể của ông Lê Đình Tuấn làm chủ (địa chỉ tại nhà, Đội 12, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội), chuyên sản xuất các loại Trà hoa thảo mộc, tinh bột thiên nhiên…

tra-thien-nhien-1.jpg

Quảng cáo sai sự thật gây hiểu nhầm cho khách hàng

Tuy nhiên, thương hiệu sản phẩm của Siêu thị Thiên nhiên có nhiều dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật trong lĩnh vực về quảng cáo như: Quảng cáo sai sự thật, không đúng với chất lượng, công dụng, lừa dối khách hàng, gây nhầm lẫn về tính năng, tác dụng của sản phẩm giống như thuốc…, Nhà máy được sản xuất theo công nghệ Nhật Bản, đạt chứng nhận về Organic…

Qua đó được biết, sản phẩm có dấu hiệu nhập khẩu nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ để sản xuất chế biến, nhà xưởng chế biến có nhiều dấu hiệu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và hộ kinh doanh Lê Đình Tuấn có dấu hiệu trốn thuế khi cơ sở có tới hàng 100 lao động nhưng không đăng ký lên Doanh nghiệp.

tra-thien-nhien-2.jpg

Những lời quảng cáo” có cánh” liên tục xuất hiện trên fanpage

Muốn bán được nhiều sản phẩm mà Siêu thi Thiên nhiên đã bất chấp dùng những lời quảng cáo không thật để “lừa dối” khách hàng, vi phạm quy định pháp luật trong lĩnh vực quảng cáo.

Thời gian gần đây, Bộ y tế khuyến cáo rất nhiều về các sản phẩm bảo vệ sức khoẻ không rõ nguồn gốc, quảng cáo như “thần dược” được chào bán trên các fanpage kèm theo đó là những quảng cáo “có cánh” làm cho nhiều người nhầm tưởng đó là thuốc.

tra-thien-nhien-3.jpg

Tự cho rằng sản phẩm được Bộ y tế Việt Nam phê duyệt

Vừa qua, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về xử lý vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, Bộ Y tế vừa gửi văn bản 3220/BYT-ATTP tới Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Công thương; Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; Bộ Công an đề nghị triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe thuộc lĩnh vực quản lý của các bộ...

tra-thien-nhien-4.jpg

Với công bố của Viên nghệ mật ong này liệu có đạt tiêu chuẩn chất lượng hay không?

Đã có chỉ đạo kiểm tra, xử lý vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên các báo, đài, trên môi trường mạng. Trong lĩnh vực quản lý của Quý Bộ, tình trạng vi phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng rất phổ biến và khó kiểm soát, đặc biệt là vi phạm trên mạng xã hội (Zalo, facebook, youtube, google và các trang thông tin điện tử có tên miền nước ngoài). Các hành vi vi phạm chủ yếu là quảng cáo thực phẩm chức năng như thần dược, quảng cáo sai sự thật, quảng cáo lừa dối gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng; quảng cáo mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung, quảng cáo không đúng nội dung đã được xác nhận; quảng cáo lợi dụng lời nói, hình ảnh của Giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ, dược sỹ, bệnh nhân; quảng cáo không có nội dung khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”. Một số chương trình trên sóng phát thanh, truyền hình lạm dụng hoạt động tư vấn sức khỏe có sự tham gia của các Giáo sư, Bác sỹ, nghệ sỹ lồng ghép quảng cáo thực phẩm chức năng có nội dung vi phạm như trên.
 
Top