Nỗi lòng 'thợ đụng' mùa Covid-19

Nhân Võ BC
Nhân Võ BC
Bình luận: 0Lượt xem: 442

Nhân Võ BC

Binh nhì
Thành Viên Mới
Nhọc nhằn nhưng chẳng đủ no. Ai kêu gì thì làm đó dù bất kì công việc gì, nghề nghiệp bấp bênh …đó là câu chuyện của các “thợ đụng” mùa Covid-19

Nghề gì cũng làm


Đang ăn vội bữa cơm với gia đình, anh Thân Ngọc Hiển (ngụ P8, Quận Gò Vấp, TPHCM) bỗng nhận được cuộc gọi đi chở hàng gấp vào giữa trưa. Cố lùa vài muỗng cơm cho xong, anh khoác áo, đội mũ và lên xe để đi chở hàng cho khách. Từ nửa năm nay, cơ sở kinh doanh của nhà anh ế ẩm, anh mới cắn răng làm thợ đụng để trang trải chi tiêu trong gia đình.

Khi thì phụ hồ, khi thì khuân vác, rồi chở hàng, có bữa anh còn…giết chó thuê. Anh bảo: “Ai kêu gì tui cũng làm chứ không có sự lựa chọn. Nhà còn 2 đứa con nên nghỉ ngày nào là đói ngày đó”. Anh Hiển cho biết, tiền công mỗi ngày tầm 200,000 đồng, nếu ngày nào có người kêu thì anh mới có tiền. Thậm chí, anh còn nhờ bạn bè dòng họ giới thiệu dùm mình để có công việc.

Hình 1.jpg

Hình: Nhiều người lao động bị mất việc do Covid-19 đăng kí làm xe ôm công nghệ, giao hàng nhanh. Ảnh: Trí Nhân

Một trường hợp khác là chị Thạch Thị Ánh, đang làm công nhân tại một công ty ở TPHCM. Chị cho biết, công ty đã cho chị thôi việc từ đầu năm. Trong khoảng thời gian tìm việc mới, chị đăng kí làm tài xế xe ôm cho một hãng xe công nghệ. Sáng và chiều chạy Grab, tối về chị nhận may đồ thêm cho khu trọ. Chị nhắn gia đình mang cái máy may đã cũ từ dưới quê lên để tiện cho chị may đồ.

Tiền công một ngày chạy xe cũng cỡ 300 ngàn, thêm vài chục, một trăm tiền may đồ nữa mình cũng tạm đủ sống. Nhưng mấy ngày nay dịch quay lại, mình cũng lo lắm”. Chị cũng cho biết, từ khi nghỉ làm ở công ty tới nay, những công nhân làm chung với chị đều rất vất vả để mưu sinh, có người phải bỏ thành phố về quê làm ruộng, có người bán hàng online, người thì nhận làm giữ trẻ…

Khổ lắm rồi, không biết cầm cự được bao lâu nữa…

Đó là câu nói của chị Trần Thị Bé Ba, than thở về sự bấp bênh của mình trong những tháng ngày dịch giã, Suốt năm qua, quán ăn đóng cửa vì buôn bán ế ẩm. Cực chẳng đã, chị mới ‘theo’ nghề thợ đụng. Mỗi ngày chị phụ hái rau muống rồi bắt ốc để bỏ mối cho các quán nhậu, khi hết việc, chị xin rửa chén thời vụ cho các nhà hàng. Đến khi nhà hàng bị đóng cửa, chị lại đi đính cúc áo, đính đá lên quần áo…

Chị tâm sự: “Công việc nào cũng không ổn định, khi đây khi đó. Tôi vốn dĩ không có bằng cấp và học hành, làm quán ăn bao năm giờ mất việc thì khổ lắm, Mình lo mình không đủ thì biết lo thêm ai?”. Nói thì nói thế, nhưng chị vẫn phải cùng chồng để nuôi 3 đứa con đang tuổi ăn học…

Không chỉ những người kinh doanh than trời việc thu không đủ chi, bù lỗ liên tục mùa dịch, mà ngay cả những người lao động đều không biết sẽ cầm cự được bao lâu là tình cảnh chung trong những ngày giãn cách xã hội. Một xóm thu mua ve chai trên đường Phạm Văn Bạch, P15, Quận Gò Vấp chia sẻ với chúng tôi nỗi niềm khi giãn cách xã hội.

Hình 2.jpg

Hình : Các cơ sở kinh doanh dịch vụ bị đóng cửa là nguyên nhân làm gia tăng số người làm nghề ‘thợ đụng’. Ảnh: Trí Nhân

Khổ lắm anh chị ơi. Mùa dịch không đi đâu được cả, hàng quán đóng cửa thì ve chai đâu mà thu mua…”. Những người thu mua ve chai tại đây cho biết hầu hết đã bỏ việc về quê, người trụ lại được thành phố thì phải chấp nhận làm thợ đụng, đi bỏ mối trái cây, đi phụ hồ... để kiếm miếng ăn. Anh Lâm Nguyên Trạch (38 tuổi, làm nghề thu mua ve chai) cho biết rằng để có tiền mua sữa cho con, anh chấp nhận sáng đi cắt tỉa cây, tối đi chở gạo thêm để kiếm sống.

Cần có bài toán mưa sinh ‘ứng vạn biến’

Trong thời buổi dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng, nhất là công nghệ, dịch vụ…nhiều doanh nghiệp đã phải dùng đến phương án chuyển đổi mô hình kinh doanh hay cắt giảm nhân sự, đóng cửa. Đây là những tình cảnh hết sức khó khăn cho người lao động. Từ khó khăn này, người lao động cần phải thay đổi, thích ứng.

Chỉ riêng quý 4 năm 2020 đã có 1,2 triệu người thất nghiệp, tăng 13,68% so với cùng kì năm trước. Bên cạnh việc nhà nước tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp, bản thân người lao động cũng phải tự tìm giải pháp. Đó là việc trao dồi kĩ năng nghề nghiệp, tăng cường các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là kỹ năng thích ứng với nhiều vai trò công việc.

Hình 3.jpg

Hình: Một người lao động vô gia cư nằm ngủ bên vỉa hè tại Q3, TPHCM. Ảnh Trí Nhân

Chuyên gia kinh tế Lưu Lê Ánh Tuyết nhận định: "Người lao động cần có phương án dự phòng cho nghề nghiệp, quỹ dự phòng, và tiết kiệm chi tiêu cũng như mạnh dạn thay đổi khi nghề nghiệp bị ảnh hưởng. Nhìn nhận đây là cơ hội để thay đổi, người lao động mới phát triển và thích nghi. Chắc chắn dịch COvid-19 sẽ không thể kết thúc và những người lao động không có ‘tính chiến đấu cao’ sẽ lại bấp bênh”.

Trí Nhân
 
Top