Nơi bán đồ ăn cho những người không nồi niêu xoong chảo, chưa một lần vào bếp

Thiên Bình
Thiên Bình
Bình luận: 0Lượt xem: 530

Thiên Bình

Trung sĩ
Thành Viên
Hàng quán tạm đóng cửa, các ứng dụng đặt đồ ăn cũng ngưng hoạt động. Trong khi bản thân không rành chuyện 'bếp núc'. Để rồi hai ngày qua nhiều người trẻ phải cố nuốt... mì tôm qua ngày.

inshot_20210711_020618046_voda.jpg

Nhiều người trẻ 'mừng hết lớn' khi đặt thành công món ăn trong những ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16
CHỤP LẠI MÀN HÌNH

Báo Thanh niên thông tin, cũng từ đây, hoạt động buôn bán đồ ăn trên các hội, nhóm ở Facebook rầm rộ hơn bao giờ hết. Có người ví như giai đoạn này là thời điểm 'ăn nên làm ra' của những ai bán đồ ăn trực tuyến, họ phải hoạt động hết công suất mới có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Tăng gấp... 5 lần

Chị Nguyễn Thị Lan Thanh (30 tuổi, ở 246/4 đường số 8, P.Bình Hưng Hòa A, Q.Bình Tân) kinh doanh đồ ăn trực tuyến được 3 năm nay. Chị bán các loại: nui, bún xào, cơm... Trong hai ngày 9 và 10 tháng 7, chị Thanh cho biết mỗi ngày bán được 150 - 180 suất. "Trước đây, giỏi lắm mỗi ngày chỉ bán được khoảng 30 - 40 suất thôi. Bây giờ số lượng tăng lên vèo vèo, gấp cả 5 lần. Mọi người đặt hàng liên tục", chị Thanh kể.

20210623_213613_cufh.jpg

Khi phòng trọ không nồi niêu xoong chảo, lại không biết nấu ăn thì nhiều người trẻ chỉ biết qua bữa bằng mì gói

Hai vợ chồng anh Nguyễn Đại Dương và chị Dương Huyền Ly (33 tuổi, ở số 19 đường số 50, P.Tân Tạo, Q.Bình Tân) cũng cho rằng những ngày vừa qua, số lượng các phần ăn mà anh chị đang kinh doanh như: hủ tiếu, cơm... tăng đột biến.

"Trước đây, may mắn lắm mới được khách nhắn tin đặt đồ ăn. Còn giờ, suốt ngày tôi phải vừa làm đồ ăn vừa canh điện thoại để trả lời khách hàng, chốt món ăn, gửi shipper", anh Dương nói. Vì khách đặt hàng nhiều, nên anh Dương phải nhờ thêm một vài người đang ở cùng dãy trọ đến để phụ giúp nấu đồ ăn. Được biết, mỗi ngày anh Dương bán ra khoảng 110 - 150 phần ăn. "Lẽ ra là nhiều hơn nếu như tôi không từ chối các khách ở xa, khác quận. Chứ nếu nhận hết thì số lượng nhiều hơn, nhưng làm không kịp", anh Dương cho biết thêm.

Rất nhiều người như anh Dương, chị Thanh, cũng đều chia sẻ khi TP.HCM áp dụng Chỉ thị 16, trong đó yêu cầu hàng quán phải tạm ngưng hoạt động, thì đã khiến không ít người chới với khi chưa quen với cảnh tự nấu ăn, hoặc phòng trọ không có dụng cụ làm bếp... Từ đó, khiến họ 'bất lực' trong việc qua bữa, và tìm đến các dịch vụ bán đồ ăn trực tuyến.

Giờ nào cũng là 'giờ vàng'

Theo tìm hiểu, phần lớn những người trẻ kinh doanh đồ ăn trực tuyến này đều tham gia những hội, nhóm chuyên về đồ ăn trên Facebook. Sau đó tự chào mời khách bằng cách đăng tải danh sách món ăn, giá... để khách liên hệ đặt mua. Cũng trong hai ngày nay, lượng thành viên tham gia các nhóm như: Ăn vặt Bình Tân, Ăn vặt Tân Phú, Ăn vặt Bình Thạnh... tăng ào ào. Không còn là những trang chỉ bán đồ ăn vặt, những món ăn chính cũng được rao bán xôm tụ.

Chị Đỗ Thị Tuyết Liên (32 tuổi, ở địa chỉ 250/14 đường Phan Anh, P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú) kinh doanh chả ram, bánh bột lọc. Hai ngày nay, khi lệnh giãn cách xã hội được áp dụng, mỗi ngày chị bán được 70 - 80 đơn đặt hàng. Cũng theo chị, nếu như trước đây, hai khung 'giờ vàng' để nhận tin nhắn của khách là vào khoảng 10 giờ 30 - 13 giờ và 17 giờ - 19 giờ. Thì từ ngày 9.7 đến nay, giờ nào cũng là 'giờ vàng'. "Thậm chí, khoảng 1, 2 giờ sáng vẫn có người nhắn tin hỏi có còn đồ ăn hay không", chị Liên kể.

Nguyễn Hoàng Sang, SV Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cho biết không thể về quê ở Phú Yên vì kẹt dịch. Hàng ngày, Sang thường ra quán ăn cơm, có khi đặt đồ ăn trên các ứng dụng như Gojek, Baemin, Grab... Tuy nhiên khi TP.HCM giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, Sang không biết phải làm sao. "Có sẵn mì gói ở nhà, nhưng ăn hoài ngán quá. Có khi chế mì ra, ăn được một đũa đã bỏ vì nuốt không vô. Rồi mình tìm trên Facebook, tham gia mấy chỗ hội, nhóm bán đồ ăn. Nhờ vậy mà đỡ đói. Chứ không có mấy chỗ ấy bán đồ ăn thì cũng không biết phải làm sao", Sang kể.

Cũng theo Sang, có khá nhiều bạn bè cũng từng rơi vào tình cảnh tương tự khi không biết xoay sở bữa ăn như thế nào vì từng phụ thuộc vào hàng quán cũng như các ứng dụng đặt đồ ăn, nay đã phải 'thường trực' trên các hội, nhóm bán đồ ăn trực tuyến, và xem đó là những nơi để 'cứu cánh' cho việc ăn uống.

22 giờ ngày 10.7, nhóm Ăn vặt Bình Tân hoạt động rầm rộ. Rất nhiều người trẻ đăng tải những 'thỉnh cầu': "Bây giờ còn ai bán đồ gì ăn không nhỉ? Đói quá!"; "Có ai bán cơm, cháo, hủ tiếu, nui... gì không! Cứu đói với!"...

"Nhà chỉ có cái bình nấu nước sôi và cái tô, cái muỗng, đôi đũa để ăn mì gói, cháo gói, phở gói. Nhưng ăn riết ớn. Phải mua đồ ăn trên nhóm này", Đặng Thanh Tú (26 tuổi, ở số 51/12 đường Phan Văn Hớn, P.Tân Thới Nhất, Q.12) cho biết.

Tuy nhiên, mong mỏi của Tú không được các chủ kinh doanh đồ ăn đáp ứng vì giờ khuya. Nhiều người cũng giống như chàng trai này, khi ta thán "đói quá đói" nhưng bị lắc đầu từ chối.

Chị Trần Nữ Vy Thương (36 tuổi, ở số 34/4 đường Lê Thúc Hoạch, P.Phú Thọ Hòa, Q.Tân Phú) cho biết giá mỗi phần nui xào bò, mì xào bò... là 35.000 đồng. Chỉ giao hàng trong bán kính 4 km là 12.000 đồng. Tổng cộng chỉ 47.000 đồng. "Tuy nhiên nhiều người khách tự tăng giá, nói có thể trả 10.000 đồng, tức tăng gấp đôi cũng được, miễn sao bán đồ ăn cho họ là được. Nhưng nhiều khi hết hàng, hoặc khách ở xa quá như ở Q.4, Q.7, Bình Chánh... phải từ chối", chị Thương kể.

Cũng có nhiều trường hợp, vì... đói quá, trong khi các chủ kinh doanh đồ ăn trực tuyến hết hàng, đành "thấy gì đặt nấy" miễn cho lót dạ qua cơn đói. Có người ban đầu định tìm mua cơm, cháo, mì... nhưng không tìm ra nên khi thấy thông tin bán bắp, khô bò, trái cây... cũng "thôi kệ, đặt luôn"...
 
Top