Nhân danh công lý để thực hiện giáo huấn người khác thì có hợp lý?

Tài công
Tài công
Bình luận: 0Lượt xem: 977

Tài công

Binh nhì
Quản Trị Viên
Sự việc một chủ phòng Gym livestream trên mạng xã hội nói chuyện với fan của mình, rồi từ đây có những lời bình luận về sự kiện lớn trong Vbiz liên quan đế sự qua đời của Nghệ sĩ Chí Tài, khiến cho dân mạng bức xúc dấy lên sự phẫn nộ vì cho rằng chủ phòng Gym này nói năng bậy bạ, rồi tìm đến phòng Gym của thành niên này để giáo huấn nhân danh công lý.

Để phân xử một hành vi, lời nói sai thuần phong mỹ tục hay sai với quy định của pháp luật, thì đã có các cơ quan chuyên trách như cơ quan Công an, Sở văn hoá, Sở thông tin,...việc một số đông người nhân danh công lý đến đòi công bằng cho một Nghệ sĩ đã qua đời thì có được pháp luật cho phép hay không? Mời mọi người cùng xem bài viết dưới đây và cho nhận định.

5430_gymer3.jpg

Nghệ sĩ Cát Phượng trò chuyện với HLV Gym. Ảnh: P.V

Ai có quyền nhân danh công lý? (Trích Cuộc sống an toàn)

Một HLV, chủ thương hiệu phòng tập Gym (phòng tập thể hình) đã có những lời lẽ được cho là xúc phạm vợ chồng nghệ sĩ Chí Tài. Trong hôm qua, hàng trăm người hâm mộ cùng nghệ sĩ đã có mặt tại cơ sở kinh doanh của người này. Việc đám đông xông vào một cơ sở kinh doanh dù với mục đích gì cũng là việc cần nhìn nhận nghiêm túc.


Đầu tiên, hành vi livestream nói về cuộc hôn nhân của người quá cố cũng như những lời lố lăng của HLV Gym kia là sai. Anh ta đã vi phạm hoàn toàn những quy chuẩn đạo đức với người đã khuất cũng như tôn trọng cuộc sống riêng tư của cá nhân. Sau đó, những lời lẽ tục tĩu, xúc phạm đã được lan nhanh với hiệu ứng lớn nhờ fan của anh. Điều này làm lỗi sai càng trở nên nghiêm trọng.

Những người nghệ sĩ bạn của vợ chồng nghệ sĩ Chí Tài cũng như người hâm mộ anh lo lắng về ngôn ngữ bẩn này có thể tái định hình một “thực tế mới” với công chúng là có lý. Những lời đàm tiếu nếu lặp lại đủ nhiều sẽ làm thông tin trở nên đáng tin hơn.

Tiếp đó, các nghệ sĩ và người hâm mộ nghệ sĩ Chí Tài đã đồng loạt lên tiếng trên mạng xã hội phản ứng với HLV thể hình. Với tôi, hành vi biểu đạt quan điểm cá nhân dựa vào lý lẽ này là văn minh và hợp lý.

Song, cơn giận của đám đông thoái trào với sự có mặt của những người tự xưng “hiệp sĩ” cùng nhiều “anh em” khác. Hàng trăm người đã có mặt tại cơ sở kinh doanh của người đã nói lời bị cho là xúc phạm kia. Lực lượng chức năng đã có mặt kịp thời để vụ việc trôi qua mà không có xô xát.

Tuy nhiên, một đám đông với niềm tin vào lẽ phải xông vào cơ sở kinh doanh của người khác để dạy bảo, để tặng cho cuốn sách “đạo đức lớp 1” với mục đích sỉ nhục, để livestream toàn bộ quá trình diễn ra là một hành động rất đáng quan ngại.

Bởi dù có mục đích gì đi chăng nữa, chuỗi hành động này vi phạm quyền nhân thân, xâm phạm chỗ ở và đe dọa trật tự trị an. Đây không bao giờ là một hành động nên cổ súy. Bởi nó giống như câu chuyện gần đây, “cư dân mạng” đã kéo tới nhà gã trai đạp vào mặt nữ sinh sau tai nạn giao thông ở Bình Dương. Kẻ đánh người sau tai nạn đã bị bắt giữ. Song, công an cũng đã lên tiếng phản đối về việc những người dân đang tự ý “xử” kẻ vi phạm pháp luật.

Ngoài những đại diện của pháp luật như viện kiểm sát, tòa án, không ai có quyền nhân danh công lý; không một ai lấy cái sai để xử lý cái sai; không ai có quyền đứng lên trên pháp luật để “dạy bảo” người khác. Một xã hội văn minh là mọi hành vi vi phạm đều được xử lý dưới ánh sáng của pháp luật.

Hoặc nếu tòa án không thể giải quyết những điều mang lỗi đạo đức, thì còn một “phiên tòa” khác. Đó là “tòa án” của lương tâm, của công luận. “Tòa án” này chỉ dừng lại ở những phản ứng mang tính phát ngôn với lý lẽ, lập luận rõ ràng chứ không phải xông vào nhà người khác kết tội và tự xử.

Thông tin sai gây ảnh hưởng tới nghệ sĩ trong thời gian qua có rất nhiều. Nhưng nhìn lại suốt một năm qua, có rất ít trường hợp nghệ sĩ hành xử trả lời văn minh, lịch thiệp, thấu tình đạt lý. Một trong số đó là trường hợp nghệ sĩ Trấn Thành bị vu vạ là “sử dụng chất kích thích”.

Trấn Thành đã mời luật sư của mình, sắp xếp lịch gặp riêng với người tung tin. Anh đến đối thoại rõ ràng, sòng phẳng ba bên: Nghệ sĩ - luật sư - người tung tin. Vụ việc được giải quyết êm thấm khi người tung tin nhận lỗi, nghệ sĩ cũng không đẩy câu chuyện xa hơn.

Tôi nghĩ đó là cách hành xử mẫu mực mà người nổi tiếng hay người hâm mộ của họ có thể làm trước thông tin không hay về mình. Nó thể hiện sự hiểu biết về pháp luật cũng như thể hiện hình ảnh chỉn chu, văn minh của người nghệ sĩ.

Nghệ sĩ hay bất kỳ ai, không ai được đứng trên pháp luật, không ai có thể dùng cái sai này để sửa cái sai khác rồi coi cái cúi gục đầu xin lỗi của người phát ngôn kia là thành công trong việc “chỉnh huấn” một con người.

Dẫu sao, chuyện cũng qua rồi, nhưng điều đọng lại là một bài học để chúng ta không lặp lại.

Xem lại các Clip về vụ việc:







 
Top