Nhà đầu tư chứng khoán cần chuẩn bị gì cho lần lao dốc tới?

Đ
Độc Hành
Bình luận: 0Lượt xem: 465

Độc Hành

Thượng sĩ
Thành Viên
chungkhoan23-1590101133-8329-1590101426_1200x0.jpg


Thị trường đang hưng phấn nhưng nhà đầu tư cần chuẩn bị cả tinh thần và nguồn lực cho các đợt lao dốc vẫn còn ở phía trước.

Nhà đầu tư xem bảng giá tại một công ty chứng khoán ở TP HCM hồi tháng 3. Ảnh: Quỳnh Trần.


Nhà đầu tư xem bảng giá tại một công ty chứng khoán ở TP HCM hồi tháng 3. Ảnh: Quỳnh Trần.


Gần đây, khi thị trường liên tục tăng và VN-Index lần lượt chinh phục những mốc mới, nhiều nhà đầu tư tạm quên đi những đợt bán tháo khiến thị trường chao đảo hồi tháng 3.

Nhưng những đợt lao dốc vẫn ở trước mặt và có thể trở lại bất cứ lúc nào. Dưới đây là một vài lời khuyên của chuyên gia tài chính cá nhân Mark Avallone - giảng viên đại học Maryland để giúp bạn chuẩn bị cho điều đó.

Phân bổ tài sản, sẵn sàng nếu thị trường giảm 20-30%

Những nhà đầu tư bước ra từ lần đổ vỡ năm 2009 mang tâm lý thận trọng nhưng hầu hết nhà đầu tư trong năm 2019 lại hy vọng và tham lam. Nhưng lòng tham có thể che lấp nỗi sợ.

Tất nhiên, nếu bạn là một nhà đầu tư dài hạn và sẵn sàng chấp nhận rủi ro thua lỗ thì có thể phân bổ phần lớn tiền vào chứng khoán. Nhưng nếu không phải vậy, hãy phân bổ tiền vào các kênh đầu tư khác ngoài chứng khoán, tính đến trường hợp toàn bộ giá trị cổ phiếu của bạn sẽ bốc hơi 20-30%.

Khả năng chịu đựng rủi ro tới đâu?

Trước khi quyết định đổ tiền vào kênh đầu tư rủi ro này, hãy thực sự thấu hiểu khả năng hứng chịu rủi ro và bạn sẽ làm gì nếu thị trường lao dốc.

Bạn cảm thấy thế nào nếu bạn đầu tư vào cổ phiếu và giá trị tài khoản giảm 30%? Hãy tính ra mức thiệt hại bằng tiền. Nếu bạn cảm thấy nôn nao, sợ hãi và sẵn sàng chịu thiệt bán ra, bạn biết mình nên làm gì rồi đấy! Hãy cân nhắc giảm tỷ lệ cổ phiếu trong danh mục tài sản.

Đừng dồn quá nhiều tiền vào một lĩnh vực yêu thích

Nhìn lại năm 2000, lúc đó cổ phiếu lĩnh vực công nghệ dẫn đầu cho đà lao dốc của cả thị trường. Tới năm 2008, những người nắm cổ phiếu ngân hàng mới là những người thua lỗ nhiều nhất. Bây giờ, vào năm 2020, cổ phiếu năng lượng, du lịch hứng chịu sự tồi tệ.

Bởi vì chúng ta không thể dự đoán trước ngành nào sẽ thiệt hại nhất trong lần lao dốc tới. Vì vậy nhà đầu tư nên cẩn thận khi nắm quá nhiều cổ phiếu trong lĩnh vực yêu thích. Đổ tất cả tiền vào một lĩnh vực không phải ý hay.

Giữ lượng tiền mặt để sẵn sàng nhảy vào thị trường

Nhà đầu tư vĩ đại Shelby Davis nổi tiếng "bạn kiếm phần lớn tiền từ thị trường chứng khoán là lúc thị trường con gấu (giá xuống)– bạn thậm chí không nhận ra thời điểm đó". Bất kỳ ai mua vào cổ phiếu vào cuối năm 2008 hay đầu năm 2009 đều có thể chứng thực điều này.

Thị trường con gấu có thể khiến tài sản bốc hơi nhanh chóng nhưng cũng mang lại cơ hội cho những người chuẩn bị tốt. Vì thế nên giữ lượng tiền mặt nhất định hoặc tài sản dễ chuyển đổi thành tiền để sẵn sàng "đi săn" khi thị trưởng giảm. Tất nhiên, như đã lưu ý, bạn chỉ nên làm điều này khi bạn duy trì được danh mục tài sản hợp lý thích hợp với nắm rõ khả năng chịu rủi ro của mình.

Quỳnh Trang (Theo Forbes)
 
Top