Người dân không thể chấp nhận thói tham lam, vụ lợi, bè phái

Thiên Bình
Thiên Bình
Bình luận: 0Lượt xem: 1,332

Thiên Bình

Trung sĩ
Thành Viên
Những ý kiến góp ý của các Hội đồng tư vấn của Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam đối với các dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII khá thẳng thắn.

Ngày 28-10, Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị lấy ý kiến của các Hội đồng tư vấn vào các dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Là những người từng giữ nhiều trọng trách trong hệ thống chính trị, các đại biểu đã có những góp ý khá thẳng thắn.

TS Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, là người đầu tiên được mời phát biểu. Ông tỏ ra “vinh dự” và tâm đắc vì ông vốn là người công tác trong lĩnh vực văn hóa mà lại được mời lên phát biểu đầu tiên.

Mào đầu, ông nói các văn kiện khi còn là dự thảo thì ông xin “được nói thẳng thắn” và xin đọc nguyên văn bản góp ý viết sẵn.

“Các báo cáo đã được chuẩn bị công phu, nội dung đầy đủ, toàn diện, cách thức trình bày bài bản theo thể thức truyền thống. Tuy nhiên, báo cáo vẫn còn quá dài và dàn trải, không làm nổi bật được nội dung nào là quan trọng nhất trong nhiệm kỳ này”, ông Chức nói.

Theo ông Chức, với cách trình bày “cái gì cũng phải có” cho đầy đủ, ông e rằng sau Đại hội các đại biểu cũng khó nhớ hết những nội dung cần phải triển khai.

mttq-nguyen-viet-chuc_jvcb.jpg

TS Nguyễn Viết Chức, Phó chủ tịch Hội đồng tư vấn Văn hóa - Xã hội của Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam đang phát biểu. Ảnh: QUANG VINH


“Phải chăng đó là một trong những nguyên nhân chính làm cho các văn kiện của Đảng đúng nhưng chậm đi vào cuộc sống? Nên chăng có cách tiếp cận mới, coi việc lãnh đạo toàn diện của Đảng là đương nhiên, từ đó chỉ nêu một cách cụ thể, sâu đậm những vấn đề trọng tâm nhất, cần thiết nhất phải giải quyết trong nhiệm kỳ 2021-2025. Những vấn đề chiến lược đã có trong cương lĩnh, những vấn đề chuyên sâu đã và sẽ có nghị quyết”, ông Chức nêu.
Đề cập đến lĩnh vực văn hóa vì cho là mình “có ít nhiều hiểu biết và kinh nghiệm quản lý”, ông Chức nói: dự thảo văn kiện nhận định xác đáng nhưng không mới vì “đã nói nhiều rồi”.

“Câu hỏi đặt ra là: Nghị quyết cùa Trung ương đã chỉ rõ: “Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội; Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển”... thật sâu sắc và đúng đắn như vậy vì sao văn hóa vẫn chưa được quan tâm tương xứng với kinh tế, chính trị?”, ông Chức nêu và nhận định văn hóa đang mất cân bằng với kinh tế, chính trị.

“Sự mất cân bằng ấy đã sinh ra hệ lụy khôn lường, ảnh hưởng trực tiếp đến sự trong sạch và vững mạnh của Đảng, phâm tâm, suy giảm khối đại đoàn kết toàn dân. Nhân dân không thể tin vào “bộ phận không nhỏ” tham nhũng, thoái hóa, biến chất! Nhân dân không thể chấp nhận thói tham lam, vụ lợi, bè phái, ích kỷ, buông thả, suy đồi... trái với văn hóa truyền thống "đói cho sạch, rách cho thơm”, "thương người như thể thương thân”, ông Chức nói.

Trích kinh nghiệm lịch sử cổ - kim, Đông – Tây, ông Chức cho rằng ở đâu văn hóa bị hạ thấp thì ở đó bất cập xảy ra trong kinh tế - xã hội, thậm chí bất ổn chính trị.

mttq-gop-y-van-kien_gmnk_thumb.jpg

Hội nghị có sự tham gia của hai Ủy viên Bộ Chính trị là Trương Thị Mai và Hoàng Trung Hải. Ảnh: QUANG VINH


“Chính vì vậy, tôi cho rằng không thể nói theo cách cũ, càng không thể "nói không đi đôi với làm” hay “nói nhiều làm ít”. Đơn cử, nếu cứ nói "đao to, búa lớn” về văn hóa như thế nhưng không làm được thì chẳng những không có lợi mà còn bất lợi”, ông Chức nói.

Nguồn: Báo Pháp luật TPHCM
 
Sửa lần cuối:
Top