Ngành du lịch triển khai hàng loạt biện pháp kích cầu

Đ
Độc Hành
Bình luận: 0Lượt xem: 392

Độc Hành

Thượng sĩ
Thành Viên
image002-1589785432-1589785451-3326-1589785506_1200x0.jpg


Dịch bệnh Covid-19 là một cú sốc với ngành du lịch Việt Nam ngay những ngày đầu năm 2020. Từ cuối tháng một, khi chính phủ Trung Quốc ra lệnh cấm các hoạt động du lịch nội địa và du lịch nước ngoài, ngành du lịch của các quốc gia đón nhiều khách Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ.

Tại Việt Nam, ngay sau khi dịch Covid-19 xuất hiện, ngành du lịch đã xây dựng các kịch bản cho việc phục hồi phù hợp với từng giai đoạn. Mới đây, thực hiện Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ, của ngành du lịch đã bắt đầu mở cửa trở lại từ ngày 30/4, trước mắt là để phục vụ du lịch nội địa.

Trong thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức Hội nghị cùng với các doanh nghiệp lữ hành để khởi động lại nền du lịch trong nước và tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp lữ hành. Đối với du lịch quốc tế, Bộ sẽ có kế hoạch cụ thể để khi dịch được đẩy lùi sẽ tích cực thu hút các thị trường khách quốc tế tiềm năng.

Cầu Rồng tại thành phố Đà Nẵng.


Cầu Rồng tại thành phố Đà Nẵng.


3 kịch bản phục hồi, tùy diễn biến của dịch đã được Bộ vạch ra, đó là: Khi Việt Nam công bố hết dịch; khi Việt Nam và một số nước trong khu vực công bố hết dịch; khi thế giới hết dịch. Các kịch bản đều có bước triển khai phù hợp với từng thời điểm; ưu tiên kích cầu du lịch nội địa, sau đó hướng tới thị trường quốc tế và thực hiện chiến lược quảng bá "Du lịch Việt Nam - Điểm đến an toàn, hấp dẫn" theo từng cấp độ.

Đề cập đến giải pháp của ngành Du lịch, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy cho biết, Bộ sẽ có hướng dẫn cụ thể về du lịch an toàn khi các di tích, cơ sở du lịch... mở cửa trở lại. "Đây là việc làm cấp thiết để hoạt động du lịch trở lại tốt hơn. Điểm đến có an toàn, thì mới thu hút được du khách", bà Trịnh Thị Thủy nhấn mạnh.

Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Ngô Hoài Chung cho rằng, lúc này ngành Du lịch vẫn phải thực hiện mục tiêu kép là vừa phòng, chống dịch, vừa khôi phục thị trường. "Ngay khi Việt Nam công bố hết dịch, toàn ngành sẽ tập trung vào hoạt động kích cầu thị trường du lịch nội địa với sự chung tay của tất cả doanh nghiệp, đơn vị thông qua việc miễn, giảm có thời hạn giá dịch vụ hàng không, lưu trú, phí tham quan... Đồng thời, ngành Du lịch sẽ tiếp tục triển khai việc quảng bá hình ảnh Việt Nam là một điểm đến an toàn, hấp dẫn", ông Ngô Hoài Chung cho biết.

Các công ty du lịch tại các địa phương vốn thu hút nhiều khách như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang... cũng đang kỳ vọng sự tăng trưởng tích cực khi Việt Nam đang kiểm soát tốt Covid-19. Nhiều doanh nghiệp đang nghiên cứu đưa ra những tour du lịch kích cầu khách hàng.

Chính phủ cũng đã có những chỉ đạo nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành Du lịch như yêu cầu Bộ Ngoại giao mở rộng diện xét và cải tiến thủ tục cấp thị thực điện tử. Thêm vào đó là đề xuất miễn phí thị thực đối với du khách đến từ vùng không có dịch đi tour trọn gói đến hết năm 2020.

Bộ Tài chính và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch được yêu cầu khẩn trương triển khai Quỹ Hỗ trợ Phát triển Du lịch với vốn điều lệ 300 tỷ đồng. Bộ Giao thông Vận tải chủ trì để đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng không, đẩy nhanh tiến độ kết nối hàng không trực tiếp với các thị trường trọng điểm.

Bên cạnh đó, để tạo nên sự hấp dẫn du lịch nội địa, hàng loạt giải pháp kích cầu sẽ được riển khai như: liên kết các nhà cung cấp dịch vụ để hình thành những chương trình du lịch trọn gói với giá ưu đãi cho khách du lịch Việt Nam. Các đơn vị lữ hành cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với các địa phương có ngành du lịch phát triển để thu hút khách nội địa.

Wyndham Soleil Danang – Biểu tượng mới của thành phố Đà Nẵng


Wyndham Soleil Danang – Biểu tượng mới của thành phố Đà Nẵng


Khi cuộc khủng hoảng dịch bệnh chấm dứt, khách du lịch đã quay trở lại, đây cũng là lúc doanh nghiệp cần đẩy mạnh truyền thông tiếp thị và bán hàng. Các gói du lịch khuyến mại kích cầu có thể tung ra để kích thích khách sớm đăng kí đi tour. Việc lựa chọn những nơi lưu trú an toàn, đẳng cấp, có đầy đủ các dịch vụ vui chơi giải trí, chăm sóc sức khoẻ và được quản lý bởi các tập đoàn khách sạn hàng đầu thế giới đang được quan tâm đặc biệt.

Theo tiết lộ của Giám đốc một đơn vị lữ hành, thời gian tới đấy, một lượng lớn khách du lịch là Việt kiều hồi hương, thu nhập cao sẽ chọn Đà Nẵng là điểm đến. Một khách sạn với hơn 50 tầng, được coi là Biểu tượng mới của thành phố Đà Nẵng sẽ là lựa chọn trong tầm ngắm cho một kỳ nghỉ chất lượng cao của họ.

Khách sạn này có tầm nhìn trọn vẹn biển Mỹ Khê, qua đánh giá những tiêu chí về vị trí, tầm nhìn biển, dịch vụ, đơn vị quản lý, phần lớn khách hàng thuộc đoàn khách đều đánh giá rất cao khách sạn này.

Từ những giải pháp đồng bộ để phục hồi và phát triển ngành du lịch nội địa có thể thấy đây là cơ hội để các Doanh nghiệp du lịch, các địa phương có ngành du lịch là mũi nhọn và chuẩn bị cho tương lai.

(Nguồn: Wyndham Soleil Danang)
 
Top