Năm tác động lớn nhất của Tổng thống Donald Trump đối với chương trình không gian của Mỹ

Thiên Bình
Thiên Bình
Bình luận: 0Lượt xem: 404

Thiên Bình

Trung sĩ
Thành Viên
Kể từ thời Tổng thống Richard Nixon, chương trình không gian trở thành mối quan tâm lớn cho tất cả các nhiệm kỳ tổng thống Mỹ. Sự thành công của Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) hay dự án tàu Apollo đều bắt nguồn từ sự quan tâm này. Đến thời Tổng thống Donald Trump, chính sách đối với chương trình này ngày càng rõ nét.

trump_raymond.jpg

Tổng thống Trump (phải) bắt tay với tướng Jay Raymond (trái), chỉ huy mới của Lực lượng Không gian, tại lễ ký dự luật Quốc phòng 738 tỷ USD ở Căn cứ Hỗn hợp Andrews ở bang Maryland, Mỹ, ngày 20/12. Ảnh: AP.
Trong chiến dịch tranh cử trước khi chính thức bước chân vào Nhà Trắng, ông Trump và nhóm cố vấn đã đưa ra những gợi ý rằng, chính quyền mới sẽ quan tâm hơn nữa đến định hướng của chương trình không gian.

Chắn chắn, chính sách phát triển chương trình không gian của Mỹ đã có từ các đời tổng thống trước. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Trump đã đẩy nhanh tốc độ phát triển cho chương trình không gian vốn ì ạch trong nhiều thập kỷ.

Cho dù có tiếp tục giữ vị trí tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới hay không, cũng không thể phủ nhận thành quả của ông Trump để lại. Dưới đây là năm tác động lớn nhất của Tổng thống Trump đối với chính sách không gian của Mỹ.

1. Khởi động lại chương trình đưa người lên Mặt Trăng

Ngày 11/12/2017, ông Trump ký Chỉ thị số 1 về chính sách không gian, chính thức kêu gọi NASA bắt đầu thực hiện chương trình thám hiểm đưa các phi hành gia trở lại Mặt Trăng và đặt nền móng cho sự hiện diện lâu dài ở đây. Thực tế, chỉ thị này xoay chuyển mục tiêu từ thời ông Obama đối với NASA về việc xây dựng chương trình đưa con người lên Sao Hỏa vào năm 2030. Các thành quả nghiên cứu của chương trình lên Sao Hỏa được kế thừa cho chương trình lên Mặt Trăng như hệ thống phóng vào không gian thế hệ tiếp theo và khoang chứa phi hành đoàn Orion.

Đầu năm 2019, chính quyền Mỹ đã đẩy nhanh tiến độ để có thể trở lại Mặt Trăng vào năm 2024, tức ở nhiệm kỳ tổng thống tiếp theo. Nếu ông Trump tái đắc cử, đó sẽ là một thành tựu xác định trong nhiệm kỳ tổng thống của ông. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng, NASA ngày càng khó đáp ứng thời hạn đó .

2. Ủng hộ thương mại hóa quỹ đạo Trái Đất tầm thấp

Đây là một xu hướng có từ các nhiệm kỳ tổng thống trước. Chương trình Dịch vụ Tiếp tế Thương mại (CRS) cho trạm ISS khởi đầu dưới thời ông George W. Bush và phát triển dưới thời ông Obama. Thành công của chương trình này giúp tăng cường hỗ trợ cho Chương trình Phi hành đoàn Thương mại (CCP) của NASA nhằm thay thế tàu con thoi bằng các phương tiện thương mại do SpaceX và Boeing phát triển để đưa các phi hành gia lên trạm vũ trụ. Sau nhiều lần trì hoãn (một trong số đó đặt NASA vào tình thế không thể tránh khỏi khi phải mở rộng sự phụ thuộc vào Nga để tiếp cận ISS), CCP cuối cùng đã thực hiện được mục tiêu vào tháng 5/2020 khi phương tiện Crew Dragon của SpaceX đưa các phi hành gia lên ISSs.

Ông Trump ủng hộ việc thương mại hóa quỹ đạo Trái đất tầm thấp và đưa kế hoạch chi tiết của chương trình CRS, CCP vào toàn bộ chương trình không gian. NASA nắm bắt sự thành công của CCP và muốn phát triển nó. NASA muốn mua đá mặt trăng từ các công ty tư nhân, mua hình ảnh khoa học Trái Đất từ các vệ tinh thương mại, mở cửa trạm ISS cho khách tham quan và đưa các công ty tư nhân lên Mặt Trăng.

3. Xây dựng Lực lượng Không gian

Sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự xấu đi trong quan hệ với Nga, hai cường quốc không gian duy nhất khác có thể sánh ngang với Mỹ, là mối lo ngại đối với các quan chức Mỹ. Khả năng xảy ra xung đột trong quỹ đạo tăng lên theo thời gian.

Mỹ cho rằng, việc thành lập lực lượng không gian là cần thiết bởi các đối thủ của Mỹ là Nga và Trung Quốc đang tạo ra mối đe dọa không gian, tích cực chế tạo vũ khí để ngăn chặn, phá hoại các vệ tinh chuyên dụng theo dõi các lực lượng, chụp ảnh do thám và phát hiện các vụ phóng tên lửa của Mỹ.

Với sự quan tâm của chính quyền Mỹ hiện tại, ngày 20/12/2019, Tổng thống Donald Trump ký đạo luật thành lập Lực lượng Không gian để thực hiện các sứ mệnh trong vũ trụ. Đây là lực lượng thứ sáu của Bộ Quốc phòng Mỹ, tương đương với năm lực lượng hiện có gồm Lục quân, Hải quân, Không quân, Thủy quân lục chiến và Tuần duyên.

4. Đẩy mạnh trong lĩnh vực Khoa học Trái Đất


Không có gì bí mật khi trong toàn bộ nhiệm kỳ tổng thống, ông Trump đã dành mối quan tâm đến công việc của NASA trong nghiên cứu biến đổi khí hậu. Chính quyền Mỹ tích cực điều chỉnh Hệ thống Giám sát Carbon của NASA và sứ mệnh Đài thiên văn Carbon-3 (OCO-3) trên quỹ đạo.

Ông Trump không loại bỏ chương trình quan sát khoa học Trái Đất từ không gian, nhưng giảm bớt tác động bằng cách hạn chế cách dữ liệu có thể được sử dụng. Vào thời điểm biến đổi khí hậu ngày càng trở nên tồi tệ và cần tăng cường các chương trình này, chính quyền Mỹ đã chọn cách rời khỏi các hiệp định Paris và bãi bỏ quy định về phát thải khí nhà kính.

5. Tái thành lập Hội đồng Không gian Quốc gia

Tháng 6/2017, Mỹ thành lập Hội đồng Không gian Quốc gia, một cơ quan không còn tồn tại từ năm 1993. Hội đồng do Phó tổng thống Mike Pence làm chủ tịch và sự tham gia của các quan chức từ nhiều bộ phận khác nhau trong chính quyền Mỹ. Mục đích nhằm thảo luận, định hướng chương trình không gian của Mỹ, tập hợp các cuộc thảo luận trên nhiều khía cạnh, từ cách quân đội và NASA có thể hợp tác để điều chỉnh vệ tinh và các tiêu chuẩn liên lạc cho đến các thí nghiệm năng lượng và công nghệ trong tương lai.

Nguồn: Sao Pháp luật
 
Top