Khuyến cáo thoát hiểm khi có cháy ở dạng nhà ống

Thiên Bình
Thiên Bình
Bình luận: 0Lượt xem: 556

Thiên Bình

Trung sĩ
Thành Viên
Hoả hoạn là tai nạn nghiêm trọng gây thiệt hại rất nhiều về người và của.

Theo thống kê trong quý 1-2021, cả nước có 5618 vụ cháy (573 vụ cháy dân sự và 45 vụ cháy rừng) làm 16 người tử vong, 30 người bị thương. Ước tính thiệt hại khoảng 163 tỷ đồng + 29467 ha rừng.

Bên cạnh đó có 10 vụ nổ, làm 5 người chết, 9 người bị thương. Ngoài ra còn có 1107 vụ sự cố chạm, chập thiết bị điện.

Tình trạng cháy thường tập trung ở thành thị (55,65%) và một số địa phương có tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa nhanh, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Hiện tượng cháy tại khu vực dân cư, nhà ở kết hợp kinh doanh gây hậu quả nghiêm trọng về người.

Các biện pháp an toàn PCCC đối với dạng nhà ống
  • Nhà ở riêng lẻ mặt đất cần phải thiết kế lối thoát hiểm khi có sự cố.
  • Nhà ống cần phải có lối mở ra ngoài.
  • Nếu sử dụng khung sắt chống trộm, cần ô thoáng có thể đóng, mở được trong trường hợp cần thiết.
  • Khi thiết kế nhà: Cần có giếng trời cho thông thoáng, cũng là nơi để khói, hơi độc phát tán khi xảy ra cháy.
  • Người dân nên có sẵn phương án thoát hiểm khi gặp sự cố để tự bảo vệ mình trước khi lực lượng chức năng có mặt.
  • Các hộ dân ở gần nhau nên tạo thành một mặt bằng trên sân thượng với quy mô từ 5 - 7 hộ để tạo thêm khoảng trống thoát hiểm.
  • Các gia đình nên tự trang bị một số phương tiện chữa cháy tại chỗ như bình chữa cháy xách tay.
  • Các hộ nhà ống, nhà tập thể đã lắp chuồng cọp cần tháo dỡ phần cơ nới, hoặc tạo ô cửa nhỏ thoát nạn.
  • Với những nhà ống một lối không thể mở lối thoát nạn, nếu có thể, cần phối hợp hàng xóm mở lối thông để thoát nạn khi cần.
Kỹ năng thoát nạn khi có cháy tại nhà ống
  • Không hoảng sợ, hãy bình tĩnh suy xét, báo động cho tất cả mọi người trong nhà cùng thoát ra ngoài.
  • Kêu to, hoặc ấn chuông báo cháy để báo cho mọi người biết có cháy xảy ra.
  • Ngắt điện, hoặc báo cho chi nhánh điện lực để cắt điện tại khu vực xảy ra cháy, nổ.
  • Gọi ngay Số 114 cho lực lượng Cảnh sát PCCC chuyên nghiệp.
  • Nếu đám cháy còn nhỏ, mới phát sinh: Nhanh chóng sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ (bình chữa cháy, nước, cát, chăn nhúng nước) để dập tắt đám cháy.
  • Trong trường hợp không xử lý được đám cháy: Phải nhanh chóng thoát ra, bằng cách dùng khăn, vải thấm nước bịt kín mắt, mũi, miệng và bò sát mặt đất.
  • Đóng cửa phòng bị cháy lại để ngăn khói và nguồn nhiệt thoát ra ngoài hạn chế không cho gió thổi vào tạo nguồn oxy gây cháy lan, cháy lớn.
  • Nếu cửa ra bị lửa khói bao trùm, cần tìm lối thoát khác như ban công, cửa số qua nhà bên cạnh, thang dây thoát xuống mặt đất, tạo lối thoát lên mái...
  • Tuyệt đối không ẩn nấp trong phòng hoặc nhà vệ sinh.
  • Nếu phải băng qua lửa khi không còn cách nào khác: Hãy dùng chăn ướt quấn quanh người và thoát ra ngoài.
  • Nếu có khói dày đặc, hãy dùng khăn ướt bịt mũi và miệng, cúi sát người xuống sàn rồi theo tường để tìm đường thoát ra ngoài.

cháy 1.jpg


cháy 2.jpg
 
Top