Không để bị bỏ lại trong cuộc đua vaccine

Nhân Võ BC
Nhân Võ BC
Bình luận: 0Lượt xem: 470

Nhân Võ BC

Binh nhì
Thành Viên Mới
Cuộc chạy đua vaccine đang trở thành khủng hoảng khi 80% dân số thế giới tập trung ở các nước nghèo không thể tiếp cận quá 1/3 số vaccine được sản xuất trong năm nay.

Đặt mua vaccine – cuộc chiến không khoan nhượng


Vừa qua, Đại hội đồng Y tế Thế giới WHO đã cung cấp thông tin rằng 75% tổng số vaccine Covid-19 trên toàn cầu được sử dụng chỉ ở 10 quốc gia. Theo đó, có 6 tỷ liều vaccine trong số 8,6 tỷ liều đã được dành cho các nước có thu nhập cao và trung bình. Các quốc gia nghèo hơn đành phải ngậm ngùi về tay không trong ‘cuộc đua’ sinh tử này.

Hình 1.jpeg

Hình : Top 10 các nước có số liều tiêm vaccine Covid-19 (trên 100 người dân) cao nhất thế giới (tính đến 17/5). Nguồn: Our World In data

Nhiều nước giàu đã an tâm khi hơn 60, 70 phần trăm dân số đã được tiêm ít nhất một liều vaccine. Thực tế đã cho thấy, trong cuộc đua vaccine, Việt Nam có thể bị bỏ lại phía sau nếu không tìm ra phương án dự phòng hay chớp lấy thời cơ để tự lực cánh sinh.

WHO gọi đây là “nạn phân biệt đối xử vaccine”

Các quốc gia châu Á phụ thuộc vào nguồn cung vaccine từ cơ chế vaccine của COVAX như Nepal, Bangladesh…đang phải vật lộn với số ca nhiễm đang gia tăng trong nước, trong khi tỉ lệ tiêm chủng chỉ vài phần trăm Vì sao các nhà sản xuất ưu tiên nước giàu, đó là vì những nước này đã tài trợ ‘khủng’ cho hoạt động nghiên cứu, phát triển vaccine như: Mỹ, Đức, Nga. Canada… Mặc dù có tỷ lệ chủng ngừa lớn hơn, song các nước thu nhập cao vẫn ra sức tích trữ vắc-xin, chỉ để…an tâm!

Còn Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, trong tổng số 38,9 triệu liều vắc xin được cả nước không tới…3%.

COVAX thông báo tài trợ cho Việt Nam trong năm 2021, Việt Nam hiện chỉ nhận được gần 2,6 triệu liều vắc xin COVID-19 từ COVAX Facility.

Tự lực cánh sinh trong sản xuất vaccine

WHO đánh giá cao Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới có đủ năng lực về công nghệ, kỹ thuật, con người và nguyên liệu bào chế vaccine.

Với tình huống khẩn cấp như hiện nay, dịch bệnh đang bùng phát mạnh trở lại ở nhiều tỉnh thành với nhiều biến chủng mới, khả năng lây lan và tử vong cao, việc tự sản xuất vaccine không còn là chuyện riêng của một quốc gia nào. Đây là thứ vũ khí phòng dịch mạnh mẽ và hiệu quả nhất, hơn hết, nó là sở hữu của quốc gia đó .

Hình 2.jpg

Hình: vaccine là ‘vũ khí’ mạnh mẽ nhất để tấn công dịch Covid-19

Tại Việt Nam, vaccine Covid-19 Nano Covax là vaccine do Học viện Quân y phối hợp với Công ty Nanogen nghiên cứu phát triển. Đây là vaccine đầu tiên của Việt Nam thử nghiệm lâm sàng dựa trên công nghệ tái tổ hợp protein.

Giai đoạn 2 tiêm thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 Nano Covax, 100% tình nguyện viên có kháng thể. So sánh với nhiều loại vaccine phòng COVID-19 trên thế giới có hiệu quả sinh kháng thể tốt nhất đạt khoảng trên 90%, một số loại chỉ đạt khoảng 60-70%. Trong tháng 6 này, vaccine phòng COVID-19 Nano Covax do Học viện Quân y phối hợp với Công ty Nanogen nghiên cứu phát triển sẽ bắt đầu giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng nhằm đánh giá hiệu lực bảo vệ của vaccine đối với cộng đồng trước khi cấp phép lưu hành trong tình huống khẩn cấp.

Nhìn chung, theo đúng quy trình và từng bước của mỗi giai đoạn, để Bộ Y tế có đủ cơ sở khoa học để có thể cấp phép khẩn cấp, sử dụng có điều kiện vaccine Nano Covax ở Việt Nam, các chuyên gia nhận định cần khoảng 2 tháng nữa!

Chúng ta đã hoàn toàn chủ động được trong cuộc đua vaccine này!

Hình 3.png

Hình : Phân loại của CDC thế giới về nguy cơ lây lan COVID-19. Việt Nam là nơi có Gam màu sáng nhất (có nghĩa là những nơi có nguy cơ mắc bệnh thấp nhất) (Ảnh: CDC)

Đến nay, với nguồn cung ứng của Nga, Mỹ và Anh, Việt Nam đã dần dần hướng tới mục tiêu mua đủ 150 triệu liều vaccine phòng COVID-19 trong năm 2021 để tiêm chủng cho 75% dân số Việt Nam theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, của Chính phủ.

Được biết, Việt Nam đang tích cực đẩy mạnh mua công nghệ, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine để chủ động nguồn vaccine cho người dân Việt Nam. Đồng thời cam kết với COVAX, WHO trong việc tham gia chuỗi chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin và mong muốn được đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Việt Nam sẽ đầu tư nhà máy và mong muốn được nhượng quyền sản xuất nhằm cung ứng vắc xin cho COVAX và cho các nước cũng như cho Việt Nam

Đồng thời, WHO cũng tiết lộ thông tin một nhà sản xuất tại Việt Nam mong muốn trờ thành trung tâm chuyển giao công nghệ vaccine COVID-19 dựa trên công nghệ mRNA. Đề xuất này đang được WHO xem xét và WHO hy vọng Việt Nam cũng sẽ đăng ký "sản xuất quy mô lớn" vaccine COVID-19 dựa trên mRNA.

Có thể tự tin rằng chúng ta hoàn toàn không bị bỏ lại trong cuộc đua sinh tử này.

Trí Nhân.
 
Top