Giới trẻ Nhật Bản bỏ về thôn quê vì ngột ngạt cuộc sống thành thị

Thiên Bình
Thiên Bình
Bình luận: 0Lượt xem: 533

Thiên Bình

Trung sĩ
Thành Viên
Xu hướng chán nản với việc dân cư quá đông đúc ở thủ đô Tokyo, cộng với ảnh hưởng của dịch bệnh khiến nhiều người trẻ chọn chuyển về ở nông thôn để tìm khởi đầu mới.

Theo báo Zing, trích dịch bài đăng trên World Economic Forium, đề cập đến chuyện thế hệ người trẻ ở Nhật Bản bỏ thành phố về quê đê có cuộc sống dễ thở hơn.

Khi đợt bùng phát Covid-19 thứ hai khiến gạo và mì gói biến mất khỏi các kệ hàng siêu thị ở Tokyo hồi tháng 8, Kaoru Okada (36 tuổi) quyết định rời thủ đô vì lo lắng về vấn đề lương thực.

Nơi định cư mới của Okada nằm ở thành phố Saku, tỉnh Nagano, cách Tokyo 160 km về phía Tây Bắc. Công việc bán hàng online và xuất khẩu hàng hóa giúp Okada duy trì thu nhập cho cuộc sống mới.

Ngoài ra, anh chàng còn trồng thêm rau, đập lúa trong khu trang trại chung của nhiều người.

Noriko_Hayashi.jpg

Từ khi dịch bệnh bùng phát, số người trẻ chuyển ra khỏi thủ đô Tokyo đến các vùng thôn quê tăng vọt. Ảnh: Reuters.

“Tôi đã rời khỏi Tokyo ngay sau khi lệnh cấm đi lại trong nước được gỡ bỏ. Tôi nghĩ rằng đây là cơ hội chỉ có một lần trong đời. Sống gần trung tâm sản xuất lương thực và kết nối với nông dân cho tôi cảm giác an toàn”, Okada chia sẻ về lý do rời đi.

Ngột Ngạt Với Cuộc Sống Ở Tokyo


Dữ liệu mới nhất của chính phủ cho thấy khi đại dịch thúc đẩy nhiều công ty kết nối, làm việc từ xa, nó cũng khiến số lượng người dân đổ ra khỏi thủ đô đông chưa từng thấy.

Vào tháng 9, hơn 30.600 người đã chuyển ra khỏi Tokyo, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi số người chuyển đến giảm 11,7%, xuống còn 27.000 người.

Đây là tháng thứ ba liên tiếp những người chuyển đi đông hơn chuyển đến, trong đó chủ yếu là cư dân trong độ tuổi 20-30.

Mizuto Yamamoto (31 tuổi), hiện tận dụng những tính năng hiện đại của công nghệ để làm việc từ xa, tránh cảnh nhét mình vào những toa tàu điện ngầm chật cứng hành khách ở Tokyo mỗi buổi sáng.

a0002418_main.jpg

Chuyển đến vùng nông thôn được coi là quyết định đúng đắn, khởi đầu mới trong mắt những người ở độ tuổi 20-30. Ảnh: Insider.

Từ cuối năm ngoái, Yamamoto đã đưa vợ và con trai 2 tuổi di chuyển quãng đường 150 km từ thủ đô về vùng núi Hokuto, tỉnh Yamanashi để an cư lạc nghiệp.

“Thật tốt khi được chuyển đến những khu vực yên tĩnh như Hokuto, nơi bao quanh bởi các con sông, dãy núi, không khí trong lành. Không còn cảnh người chen người, điều này giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh”, người đàn ông cho biết.

Mio Nanjo, một đầu bếp bánh ngọt 31 tuổi, đang cải tạo ngôi nhà truyền thống thành quán cà phê. Cô dự định mở quán ở thị trấn Matsukawa vào mùa xuân tới.

Là một bà mẹ đơn thân 3 con, Nanjo quyết định đến sinh sống tại khu vực phía tây nam Tokyo vào mùa hè, ngay sau khi dịch bệnh khiến cửa hàng bánh kẹo nơi cô làm việc đóng cửa.

“Động thái này cho phép tôi bắt đầu lại từ đầu. Không có lý do gì để bám víu ở Tokyo, nơi quá đông người và áp lực cuộc sống lúc nào cũng đè nặng”.

Công Việc Tập Trung Về Nông Thôn

Tân Thủ tướng Yoshihide Suga, người có xuất thân từ vùng quê ở tỉnh Akita, đã quyết định biến việc hồi sinh vùng nông thôn của Nhật Bản trở thành một trong những mục tiêu kinh tế quan trọng của ông.

Mặc dù tình trạng thiếu việc làm và cơ sở hạ tầng để hỗ trợ vẫn còn dai dẳng, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp đã cố gắng trong nhiều năm để thu hút đông người đến các khu vực nông thôn hơn.

https_imgix_proxy.n8s.jp_DSXMZO1200550023012017000007_3.jpg

Cảnh đông đúc ở ga tàu điện ngầm Tokyo. Ảnh: AP.


Hidetoshi Yuzawa, một quan chức ở Lida (tỉnh Nagano), cho biết địa phương mình là một trong những nơi phổ biến nhất để di cư vì có nhiều hỗ trợ, bao gồm cả đội ngũ tư vấn cho những ai mới đến.

Mặt khác, công việc cũng dần chuyển hướng về các vùng nông thôn.

Tháng 9, Pasona Group Inc cho biết họ sẽ chuyển trụ sở chính và 1.200 nhân viên đến đảo Awaji nằm ngoài khơi Kobe, miền Tây Nhật Bản, nơi cũng là quê hương của giám đốc điều hành.

Vị giám đốc Yasuyuki Nambu nói việc phong tỏa hồi đầu năm là yếu tố quyết định, đồng thời cho biết thêm rằng xu hướng này sẽ tiếp tục khi các công ty và nhân viên thay đổi suy nghĩ, đề cao chuyện cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

“Cuộc sống ở nông thôn không nhiều căng thẳng, bạn có thể tận hưởng sự phong phú với những món ăn ngon và các hoạt động như đánh bắt cá và trồng trọt”, ông nói.

Shota Nakagawa (34 tuổi), Giám đốc điều hành của một công ty ở thành phố Saito, miền Nam Nhật Bản, cho biết nhiều doanh nghiệp khác hoàn toàn có thể hoạt động nhờ vào Internet, giúp nhân viên dễ dàng làm việc dù ở bất cứ đâu.

“Người lao động có thể tránh đi lại trên các chuyến tàu vào giờ cao điểm và các công ty có thể tiết kiệm chi phí vận chuyển, giảm diện tích văn phòng. Tất cả sẽ giúp cải thiện lợi nhuận”, Nakagawa nói.

Dù hài lòng với nơi ở mới, Okada không có ý định sống ở đó mãi mãi, dù điều đó không có nghĩa là anh sẽ chuyển về Tokyo.

“Miễn là tôi có thể làm việc ở bất cứ đâu, tôi sẽ tiếp tục chuyển đi để tìm một nơi phù hợp nhất với cuộc sống của mình vào thời điểm đó”, anh nói.
 
Top