Gia Lai: Có hay không việc “xẻ thịt” đất công cho thuê?

Hong Nhung

Trung sĩ
Thành Viên
Ngoài trồng cao su ra thì không được trồng cây khác nếu chưa được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Muốn trồng cây khác (cây hàng năm) thì phải chuyển mục đích sử dụng đất, phải đăng ký biến động đất đai. Mặc dù công ty Chư Prông có trồng cao su, tuy nhiên, việc trồng xen cái loại cây hàng năm là sai mục đích so với mục đích ban đầu nhà nước cho thuê đất.

Vài năm trở lại đây tại tỉnh Gia Lai, do nhu cầu sử dụng đất tăng nhanh, nhiều công ty cao su đã cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trồng xen các loại cây khác như cà phê, khoai lang… giữa các hàng cao su tái canh. Việc làm này diễn ra công khai và diện tích lên đến hàng ngàn hecta, thu về cho các công ty cao su một khoản lợi nhuận không nhỏ. Tuy nhiên, liệu các công ty cao su có được quyền để các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng xen các loại cây khác trên đất cao su hay không?

image-20210108092448-1.png

Phần đất giữa các hàng cao su để trồng xen

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Pháp Luật Việt Nam thì từ năm 2016-2020, Công ty TNHH MTV cao su Chư Prông (sau đây gọi tắt là Công ty Chư Prông) đứng chân trên địa bàn huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đã tổ chức ký kết các ‘Thỏa thuận hợp tác’ và “hợp đồng giao khoán” với diện tích lên đến hàng ngàn hecta.

Cụ thể, Công ty Chư Prông đã ký các ‘Thỏa thuận hợp tác’ diện tích 1.176 hecta với giá khoảng 8.000.000 đồng/1 hecta và thu tiền làm cỏ cây cao su với chi phí 2.000.000 đồng/1 hecta. Công ty còn ký kết các “hợp đồng giao khoán” trồng xen canh cây cà phê trên diện tích cây cao su tái canh khoảng 200 hecta với số tiền quy từ sản lượng cà phê, công ty thu về 5.000.000 đồng-6.000.000 đồng/1hecta/1 năm. Ngoài ra, công ty còn yêu cầu hộ gia đình nhận giao khoán chăm sóc cây cao su trên diện tích được giao khoán trong vòng 7 năm kiến thiết cơ bản, với chi phí hàng năm khoảng 2.000.000 đồng/1hecta.

Screen%20Shot%202021-01-08%20at%2009_21_58.png


Screen%20Shot%202021-01-08%20at%2009_23_55.png

Biên bản hợp tác” và “hợp đồng giao khoán”​

Theo nội dung của các ‘Thỏa thuận hợp tác’ và “hợp đồng giao khoán” này thì Công ty Chư Prông sẽ cho các tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân trồng xen các loại cây khác (khoai lang, cà phê…) vào giữa các hàng cao su tái canh và các tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân sẽ phải nộp một khoản tiền nhất định. Với văn bản như vậy thì dường như các “Thỏa thuận hợp tác” và “hợp đồng giao khoán” này mang dáng dấp là các hợp đồng cho thuê đất. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra ở đây là: Liệu rằng Công ty Chư Prông có được quyền được cho các tổ chức, hộ gia đình hay cá nhân thuê đất hay không?

Thứ nhất, Công ty Chư Prông được nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm. Theo Điều 175 Luật Đất đai năm 2013, thì tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập sử dụng đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm chỉ được cho thuê lại quyền sử dụng đất theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm đối với đất đã được xây dựng xong kết cấu hạ tầng trong trường hợp được phép đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng đối với đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Tuy nhiên, việc Công ty Chư Prông cho thuê đất dưới hình thức “biên bản thỏa thuận” và “hợp đồng giao khoán” không thuộc trường hợp này, do đó, là không phù hợp theo quy định tại Điều 175 luật Đất đai nói trên.

Thứ hai, về mục đích sử dụng đất, theo phóng viên tìm hiểu và có xác nhận lại của người có thẩm quyền thì mục đích Nhà nước giao đất cho Công ty Chư Prông là trồng cây lâu năm, cụ thể là cây cao su. Ngoài trồng cao su ra thì không được trồng cây khác nếu chưa được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Muốn trồng cây khác (cây hàng năm) thì phải chuyển mục đích sử dụng đất, phải đăng ký biến động đất đai. Mặc dù Công ty Chư Prông có trồng cao su, tuy nhiên, việc trồng xen cái loại cây hàng năm là sai mục đích so với mục đích ban đầu nhà nước cho thuê đất.

Thứ ba, khi trồng cây cao su, tổng công ty sẽ có hạng mục phân bổ cho các công ty con các khoản tiền như: tiền phân bón, tiền nhân công, tiền cho việc làm cỏ chăm sóc....Tuy nhiên, theo nội dung của các “biên bản thỏa thuận” và “hợp đồng giao khoán” thì ngoài thu tiền từ việc “cho thuê đất” thì phía Công ty Chư Prông cũng yêu cầu phía tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng xen phải nộp một khoản tiền làm cỏ cây cao su cho Công ty, như vậy sẽ tồn tại cùng một lúc 2 khoản tiền cùng thu cho một hạng mục. Số tiền này đi đâu về đâu? Phải chăng đã có dấu hiệu của việc thu lợi bất chính từ số tiền này của một cá nhân nào đó?.

Để tìm hiểu rõ thông tin về việc này, ngày 25/12/2020 nhóm phóng viên có buổi làm việc với ông Võ Toàn Thắng -Tổng Giám đốc Công ty Chư Prông. Tại buổi làm việc, ông Thắng có công nhận về việc công ty cho thuê đất. Tuy nhiên, khi phóng viên đề nghị ông cung cấp thông tin để xác minh thì ông đã từ chối cung cấp. Theo ông, việc cho thuê đất là đúng quy định. Ông nói: “cứ đất trồng xen được là cho thuê, không phải trồng cây cần sa, không phải trồng cây pháp luật cấm...”. Khi phóng viên hỏi về văn bản pháp lý hướng dẫn về việc cho trồng xen, ông nói “không cần văn bản”. Vậy có hay không việc công ty cố tình làm sai quy định pháp luật để thu lợi số tiền hàng tỷ đồng nhiều năm liền trên diện tích đất cho thuê?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 11 năm 2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì đối với hành vi cho thuê đất sai quy định như trên thì có thể xử phạt lên đến 50.000.000 đồng. Đồng thời, phải kèm theo các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 6 Điều 19 Nghị định này như:Buộc bên cho thuê đất phải nộp số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi cho thuê đất, cho thuê lại đất; Buộc hoàn trả tiền cho thuê, cho thuê lại đất (trong trường hợp thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê) trong thời gian sử dụng đất còn lại theo quy định của pháp luật dân sự.
 
Top