Dửng dưng với hai chữ 'trầm cảm'

Huyền Anh
Huyền Anh
Bình luận: 0Lượt xem: 471

Huyền Anh

Binh nhì
Thành Viên

Xã hội ngày càng phát triển, các vấn đề về bệnh tâm lý ngày càng nhiều, ai cũng có thể trở thành nạn nhân của căn bệnh này. Vậy người bệnh cần phải làm gì, gặp ai để được giải tỏa và chữa lành?

1663671371746.png

Trầm cảm không chỉ là bệnh, trầm cảm là một chuỗi bào mòn

Trầm cảm khác với stress, sự căng thẳng, mệt mỏi, áp lực, những điều này chỉ là một giai đoạn, nhưng trầm cảm lại là sự tích lũy lâu dài, người bệnh cảm thấy tệ hại và tiêu cực, dồn nén suốt một thời gian. Những vấn đề của họ không được giải tỏa và tích tụ tạo thành tâm bệnh.

Theo Nghiên cứu sinh Tâm lý học Đào Lê Tâm An những người rơi vào trạng thái trầm cảm hoặc nửa trầm cảm, rối loạn âu lo, họ không cảm thấy những điều tích cực trong cuộc sống, họ cố gắng bám víu và sống vì người khác, vì một mục đích vô định nào đó, nhưng trong đó không có bản thân họ. Họ hiểu lầm giữa nhu cầu cho đi, động lực, và lí do sống. Lấy người khác làm nhu cầu là chính đáng, nhưng đó phải là nhu cầu chứ không phải đích đến.

Có những người luôn cố tỏ ra là mình ổn ở bên ngoài, cho đến khi họ chỉ có một mình; những vấn đề của mình họ tự gặm nhấm và giày vò bản thân. Những người như vậy càng khó nhận được sự đồng điệu và thấu hiểu từ người khác. Những câu nói như “tao thấy mày có buồn gì đâu”, “cuộc sống ai chả có áp lực”,… tưởng như vô thưởng vô phạt lại khiến họ bị chặn đứng lại khi có nhu cầu được chia sẻ.

Nhu cầu thấu hiểu và nhu cầu chia sẻ và một trong những nhu cầu cơ bản của con người, nhưng không phải ai cũng may mắn có được, làm được điều đó.

Việc một người bị trầm cảm được tổng hợp từ nhiều yếu tố, gen, giáo dục, môi trường sống, và đặc biệt là “lăng kính cá nhân” tiếp nhận vấn đề, không được gỡ rối. Có thể từ quá trình trưởng thành, áp lực điểm số, tình cảm lứa đôi, kỳ vọng gia đình, khả năng tương tác với người khác, công việc…

Theo tâm lý học Freud, mọi vấn đề tiêu cực ở thời điểm hiện tại đều có dính dáng đến những điều trong quá khứ, cụ thể là cách mình lớn lên. Để dẫn đến trầm cảm, nó đã tích lũy rất nhiều yếu tố, suốt một quãng thời gian, được thể hiện qua rất nhiều dấu hiệu, ‘cái chết’ là một sự việc rất lớn, bị dồn nén tích lũy từ những điều rất nhỏ. Nên đỉnh của sự việc chỉ là kết quả của một quá trình dài.


1663671441953.png

Lựa chọn ‘tự tử’ như một sự giải thoát

Đã có rất nhiều vụ việc trong đời thực xảy ra, đã có rất nhiều bộ phim nói về chủ đề này, nhưng ảnh hưởng của nó là không đáng kể, sự đọng lại trong tâm thức của mỗi người không kéo dài lâu. Có người cảm thông, có người tiếc nuối, có người đồng cảm, nhưng khả năng ghi nhớ, ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân không nhiều nên thường khó để lại quá nhiều ‘bài học’ như hi vọng.

Anh Tâm An chia sẻ thêm: "thật khó để thay đổi được nhận thức và thấu hiểu được cho những người bên cạnh mình, khi chính bản thân họ cũng đang bận sống cho cuộc đời của chính mình."




Một vài câu nói được nhiều người quan tâm thời gian gần đây là: “Đứa trẻ ấy đã chết ở tuổi 18, nhưng thể xác cứ tê tê dại dại mà tiếp tục lớn lên.”; hay: “có những người đã chết ở tuổi 25 nhưng đến năm 75 tuổi mới được đem chôn.” Câu nói nghe như phi lý nhưng lại ẩn chứa ý nghĩa sâu xa về “cái chết” của tâm hồn. Họ mất đi ý nghĩa sống, chấp nhận sự nhàm chán qua ngày tiếp tục tồn tại trên cuộc đời này.

Và không phải tự dưng mà những câu nói như vậy trở nên viral và được nhiều người quan tâm, tranh luận. Phải chăng đã có rất nhiều người nhìn thấy bản thân mình trong câu nói đó, trong câu chuyện của người khác, phải chăng bản thân đã từng, hoặc đang là “đứa trẻ” kia.

Vì suốt quá trình sinh ra và lớn lên, tại những mốc 18, 25 tuổi, không được học cách trưởng thành, đến những mốc thời gian phải trải qua những lần khủng hoảng khi vào đời, phải trả lời cho câu hỏi hạnh phúc của tôi là như thế nào, tôi sống để làm gì, vì điều gì. Khi những hạnh phúc, sự bình yên trước đó của họ có khả năng bị mất đi.

Về tâm lý xã hội hiện nay, Nghiên cứu sinh Tâm lý học Đào Lê Tâm An đưa ra vài quan điểm: Mỗi ngày xã hội có biết bao nhiêu sự kiện diễn ra, mỗi người sẽ chọn tiếp nhận thông tin từ những sự kiện mình quan tâm. Nhưng người trẻ hiện nay có xu hướng tìm kiếm những câu chuyện, câu nói buồn để đọc, để nghe, xem những bộ phim tình cảm, hạnh phúc. Thực ra, bản thân chúng ta không ngừng tìm kiếm những câu nói đau lòng để đọc, chẳng qua là đang tìm một người thay bạn kể chuyện mà thôi. Bạn yêu thích những bộ phim hoàn hảo, ngọt ngào, chỉ là mong nhân vật trong phim có thể thay bạn sống một cuộc đời mà bạn không có được.

“Người lựa chọn cái chết để giải thoát rốt cuộc là vì họ nghĩ chưa thông, hay vì họ đã nghĩ thông rồi họ mới lựa chọn kết thúc?” “Người lựa chọn nhảy lầu, vào khoảnh khắc họ rơi xuống, họ có giây nào thấy hối hận không?” Những câu hỏi như vậy sẽ mãi mãi không có câu trả lời, vì ta không phải họ, còn họ thì sẽ mãi mãi không thể cho ta câu trả lời được nữa.

1663671927629.png


Cần được phát hiện và giải quyết kịp thời

Anh Tâm An chia sẻ thêm: “Dẫu biết tự tử là lựa chọn của chủ thể, nhưng cũng không thể phủi bỏ trách nhiệm của từng cơ quan, chủ thể khác nhau: gia đình, nhà trường, bạn bè, người thân, các kênh, nguồn thông tin…”

Bởi những người có ý định, và sẽ tự tử, trước đó có thể họ đã từng thể hiện những dấu hiệu “cấp báo”, hoặc ra tín hiệu cầu cứu yếu ớt, nhưng vì không có ai nhận ra, nên họ đành rời đi trong đơn độc.” Theo nghiên cứu của PGS. TS Trần Thành Nam, những dấu hiệu này có thể là: nói đùa sẽ chết, viết truyện, viết thơ về cái chết; có những hành vi tự hoại tiêu cực như cắt tay, dùng tàn thuốc dí vào người, làm mình bị thương về mặt thể xác; hay những hành vi liều lĩnh như đua xe, bỏ phanh, chạy xe vượt quá tốc độ; nói tạm biệt, dặn dò với gia đình, người thân, bạn bè; tìm kiếm những vú khí hoặc phương tiện độc hại có thể sử dụng để tự tử…


Theo anh Tâm An Những dấu hiệu ấy xảy ra nhưng liệu chúng ta có đủ tỉnh táo để nhận ra, để khi họ đã đưa tay ra nhưng ta có kịp kéo họ về lại hay không mà thôi. Đồng thời, việc giải quyết các vấn đề về tâm lý, ngoài gia đình và những người xung quanh, người có triệu chứng mắc bệnh tâm lý cần phải hiểu rõ chính mình, chủ động phát hiện các dấu hiệu bất thường của bản thân... để tìm đến 'tham vấn tâm lý'. Cụm từ này có vẻ xa lạ với số đông người Việt, tuy nhiên khi gặp các vấn đề trong cuộc sống, chúng ta cần được giải tỏa và tham vấn từ chuyên gia trước khi trở thành 'bệnh nhân' để cần tới 'bác sĩ tâm lý (tâm thần)'.

Cuối cùng, áp lực tâm lý, trầm cảm nó đáng sợ và khủng khiếp, nó bào mòn từ sức khỏe tinh thần đến thể xác của người mắc bệnh. Không phải người trong cuộc, làm sao có thể hiểu được cảm giác mà họ đang trải qua. Nếu không thể kéo họ lên, hi vọng chúng ta cũng không phải là một phần của lí do đã nhấn chìm những người đang bị trầm cảm xuống bằng những câu nói và hành động dửng dưng tưởng chừng như vô thưởng vô phạt.

Cùng một quả tạ, có người nâng được có người không, và áp lực tâm lí cũng thế./.


 
Top