Doanh thu hàng xa xỉ và hướng đi mới thời dịch

Giải trí - VnExpress
Bình luận: 0Lượt xem: 456
G

Giải trí - VnExpress

h2joolux-1590221315-1590221332-9525-1590221429_1200x0.jpg


Thương hiệu xa xỉ cần chú trọng chất lượng lẫn giá trị tinh thần, chuyển đổi linh hoạt để phù hợp hoàn cảnh, nhất là khi dịch bất ngờ xảy đến.


Chỉ sau hai tháng Covid-19 bùng nổ tại Vũ Hán, kinh tế Trung Quốc dần hồi phục, quay lại guồng tiêu thụ xa xỉ phẩm. Từ cuối tháng ba, Louis Vuitton, Christian Dior, Bulgari hay Sephora thuộc sở hữu của LVMH - gã khổng lồ thời trang xa xỉ - nhận thấy doanh thu tăng trưởng ở đại lục. Một phần do các kinh đô thời trang như Paris (Pháp), London (Anh) hay Hong Kong (Trung Quốc), Singapore, Nhật Bản... đều đóng cửa.

Louis Vuitton hay Christian Dior dần khởi sắc doanh thu. Ảnh: Fashion Network.


Louis Vuitton hay Christian Dior dần khởi sắc doanh thu. Ảnh: Fashion Network.


Sự tăng trưởng xa xỉ phẩm tại Trung Quốc chịu ảnh hưởng của khách mua lần đầu. Theo Businessoffashion, sau suy thoái vì đại dịch thế giới, Trung Quốc dẫn đầu thị trường hàng hiệu, trước đó là châu Âu và Nhật Bản. Doanh thu tại đây được dự đoán chiếm hơn nửa doanh thu xa xỉ phẩm thế giới vào năm 2025. Bên cạnh đó, việc giảm thuế, giá cả hợp lý và sự tin tưởng của người dân cũng giúp lĩnh vực xa xỉ ở đất nước tỷ dân khởi sắc.

Ngành xa xỉ phẩm thế giới từ lâu bị thống trị bởi Louis Vuitton, Chanel và Gucci. Nếu dư dả hơn, người dùng có thể chọn Hermes, khi muốn tiết kiệm, họ sẽ chọn Dior. Khách thường nhớ những thương hiệu họ gặp qua các kênh bán hàng, mạng xã hội, còn các hãng khác ít được chú ý.

Covid-19 được ví như cỗ máy "càn quét" các doanh nghiệp non trẻ, dẫn đến các tập đoàn lớn như LVMH, Kering hay Richmont có cơ hội thâu tóm các hãng nhỏ hơn. Từ ba thương hiệu, LVMH đã mua lại 77 doanh nghiệp, giới chuyên môn dự đoán tập đoàn này tiếp tục thu mua thời gian tới.

Ngoài ra, giãn cách xã hội toàn cầu góp phần thúc đẩy mua sắm online và thương mại điện tử. Loạt mỹ phẩm, phụ kiện và trang phục thể thao... ghi nhận tăng trưởng ở mảng mua sắm trực tuyến. Theo Business of Fashion, nửa doanh thu của Nike đến từ đơn hàng online. Thương hiệu mỹ phẩm L’Oreal cũng khởi sắc ở thị trường Trung Quốc.

Nhu cầu mua sắm hàng hiệu của nhiều tín đồ thời trang không suy giảm trong dịch Covid-19. Ảnh: Financial Times.


Nhu cầu mua sắm hàng hiệu của nhiều tín đồ thời trang không suy giảm trong dịch Covid-19. Ảnh: Financial Times.


Mặt khác, hàng xa xỉ gần như không chịu ảnh hưởng nặng nề do Covid-19. Nếu không đóng cửa giai đoạn giãn cách, lĩnh vực này được dự đoán vẫn phát triển tốt tại các cửa hàng bởi nhu cầu sở hữu hàng hiệu của các tín đồ không thuyên giảm. Các trang chuyên trao đổi, mua bán hàng hiệu, secondhand như Farfetch, Net-a-Porter (Mỹ), JD.Com, Pavilion (Trung Quốc) và Joolux tại Việt Nam... ghi nhận sự tăng trưởng qua mua sắm online, thương mại điện tử.

Theo Business of Fashion, hình ảnh các thương hiệu xa xỉ thể hiện trong giai đoạn suy thoái kinh tế trở thành thước đo giá trị trong lòng người tiêu dùng như: Louis Vuitton sản xuất nước rửa tay, Hermes không sa thải nhân viên, Dolce & Gabbana gây quỹ cho Đại học Humanitas nghiên cứu nCoV... Các hành động trên cho thấy thương hiệu danh tiếng không khỉ chú trọng sản phẩm cao cấp mà còn đề cao giá trị tinh thần, sự linh hoạt thời dịch

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm vấn đề xã hội và môi trường mà ngành xa xỉ phẩm có thể gây ra. Ảnh: Arabian Business.


Người tiêu dùng ngày càng quan tâm vấn đề xã hội và môi trường mà ngành xa xỉ phẩm có thể gây ra. Ảnh: Arabian Business.


Thương hiệu xa xỉ cũng hướng đến các vấn đề môi trường như thay đổi khí hậu, ô nhiễm... Với họ, lâu dài và đôi khi nghiêm trọng hơn cả đại dịch Covid-19 là biến đổi khí hậu.

Ngành công nghiệp thời trang thuộc nhóm gây ô nhiễm môi trường nhất thế giới và người tiêu dùng dần nhận thức được vấn đề này, nhất là thế hệ Millennials (sinh từ năm 1981 đến 1995) và Gen Z (sinh năm 1996-2010). Theo Business of Fashion, nhóm khách trẻ có xu hướng mua sản phẩm làm từ vật liệu tự nhiên hay chọn đồ secondhand để thỏa mãn đam mê hàng hiệu. Do đó, các thương hiệu cần tìm hướng đi mới phục vụ nhu cầu của khách mà vẫn phù hợp với hoàn cảnh chính trị, xã hội và môi trường.

Vân Nguyễn (Theo Business of Fashion)


Joolux là sàn giao dịch hàng hiệu chính hãng đã qua sử dụng, nơi cộng đồng đam mê hàng hiệu Việt có thể tham gia ký gửi, mua bán các sản phẩm cùng loạt dịch vụ hỗ trợ như: kiểm định, cho thuê và sửa chữa, phục hồi hàng hiệu.

Người tiêu dùng và độc giả có thể đóng góp ý kiến dưới mỗi bài viết để cùng chia sẻ, kết nối với cộng đồng yêu thích hàng hiệu và thời trang cao cấp.

Link gốc...
 
Top