D
Doanh nghiệp - Vietnambiz
Chia sẻ tại đại hội, ban lãnh đạo của Hapro cho biết dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, do tình hình đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ban điều hành chưa định lượng được hết những yếu tố ảnh hưởng.
Chỉ tiêu lãi trước thuế 55,6 tỉ đồng, giảm gần 60% so với năm 2019
Sáng nay (23/6), Tổng Công ty Thương mại Hà Nội - CTCP (Hapro, Mã: HTM) tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2020.
ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 của Hapro. Ảnh: Lợi Hoàng
Tại đại hội, ban lãnh đạo Hapro trình cổ đông kế hoạch kinh doanh năm nay với doanh thu tăng trưởng trong khi lợi nhuận sau thuế sụt giảm mạnh.
Cụ thể, chỉ tiêu doanh thu năm nay là 2.030 tỉ đồng, tăng 15% so với thực hiện năm 2019. Kim ngạch xuất khẩu năm 2020 dự kiến là 67,87 triệu USD, tăng 17% so với thực hiện năm 2019. Tuy nhiên, chỉ tiêu lãi trước thuế năm nay là 55,65 tỉ đồng, giảm gần 60% so với năm 2019.
Chia sẻ tại đại hội, theo ban lãnh đạo của Hapro, kế hoạch trên được xây dựng trong điều kiện bình thường, trước khi có dịch COVID-19 xảy ra. Đến nay, do tình hình đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ban điều hành chưa định lượng được hết những yếu tố ảnh hưởng. Vì vậy, kế hoạch sản xuất kinh doanh có thể được điều chỉnh lại đề phù hợp với tình hình thực tế.
Về phương án phân phối lợi nhuận, năm 2019 công ty dự kiến trả cổ tức bằng tiền mặt với tỉ lệ 2%, tương ứng tổng số tiền trả cổ tức là 44 tỉ đồng.
Bầu bổ sung thành viên HĐQT thay thế bà Nguyễn Thị Nga
Đại hội năm nay trình cổ đông thông qua việc miễn nhiệm chức danh thành viên HĐQT nhiệm kì 2018 - 2023 đối với bà Nguyễn Thị Nga.
Bà Khúc Thị Quỳnh Lâm. Ảnh: Lợi Hoàng
Cùng với đó, đại hội cũng bầu bổ sung một thành viên HĐQT để thay thế.
Theo tài liệu đại hội, danh sách ứng cử viên tham gia HĐQT của Hapro có bà Khúc Thị Quỳnh Lâm (sinh năm 1973), trình độ chuyên môn đại học Luật.
Về quá trình công tác, bà Quỳnh Lâm từng làm việc tại Ngân hàng TMCP Châu Á - Thái Bình Dương (từ năm 1996 - 2000), Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (2000 - 2016). Từ năm 2016 đến nay, bà Khúc Thị Quỳnh Lâm giữ chức Phó Tổng giám đốc của CTCP Tập đoàn BRG.
Kết quả tại đại hội, bà Khúc Thị Quỳnh Lâm được bầu làm thành viên HĐQT của Hapro trong thời gian còn lại của nhiệm kì 2018 - 2023.
Bà Khúc Thị Quỳnh Lâm được bầu làm thành viên HĐQT của Hapro. Ảnh: Lợi Hoàng
Sau phần thông tin về các tờ trình tại đại hội, trong phần thảo luận, các cổ đông của Hapro có câu hỏi đối với ban lãnh đạo của công ty:
Cổ đông: Căn cứ để đưa ra kế hoạch lợi nhuận trước thuế trong năm nay?
Ông Vũ Thanh Sơn, Tổng Giám đốc Hapro: Hoạt động của công ty tập trung vào hai mảng xuất khẩu mà thương mại nội địa. Năm 2020, chúng tôi tính toán điều kiện khó khăn. Khi đặt ra kế hoạch chưa xác định được yếu tố trầm trọng của COVID-19.
Đầu năm, khi chúng tôi đánh giá kết quả năm 2019 và tính toán dự kiến kế hoạch để trình đại hội năm 2020. Thực ra lúc đó là đã có COVID-19 rồi nhưng không nghĩ lại tàn khố như thế này.
Tại TCT, hai lĩnh vực then chốt đều bị ảnh hưởng, đặc biệt là xuất khẩu. Khi lập kế hoạch cho năm 2020 thì đặt kế hoạch rất cao, cố gắng phấn đầu để tăng trưởng xuất khẩu và tăng trưởng doanh thu.
Nhưng thực sự, chắc chắn kế hoạch năm nay không thực hiện được. Chính vì vậy, HĐQT chủ động trình cổ đông xin ĐHĐCĐ ủy quyền cho HĐQT được căn cứ vào tình hình thực tiễn của kinh tế thế giới, Việt Nam, các doanh nghiệp trong đó có Hapro để chủ động điều chỉnh.
Trong năm nay, ba chỉ tiêu doanh thu, xuất khẩu, lợi nhuận mặc dù lợi nhuận có giảm nhưng cũng khẳng định năm nay chắc chắn không đạt được.
Chúng tôi rất lo lắng kết quả 2020 trong điều kiện đặc thù.
Cổ đông: BLĐ công ty chia sẻ về kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm nay?
Ông Vũ Thanh Sơn, Tổng Giám đốc Hapro: Trong 6 tháng đầu năm nay, chúng ta chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19. Cho nên kết quả sản xuất của TCT trong 6 tháng thể hiện đúng tình hình.
Theo chúng tôi ước tính lợi nhuận trong 6 tháng được khoảng 30% kế hoạch đề ra, tức khoảng 15 – 16 tỉ đồng. Doanh thu giảm sút 60 – 65% so cùng kì. Thực tế bây giờ cũng mới chỉ đạt được khoảng 30%.
Cổ đông: Hoạt động xuất khẩu gạo trong 6 tháng đầu năm nay như thế nào?
Ông Vũ Thanh Sơn, Tổng Giám đốc Hapro: Về xuất khẩu gạo, trong mấy tháng đầu năm, khi COVID-19 xảy ra thì xuất khẩu gạo của Hapro có khởi sắc. Khi xảy ra COVID-19 thì một số thị trường trọng điểm thiếu gạo, trong đó thị trường Trung Quốc và Đông Nam Á thiếu nhất, còn châu Phi là thiếu về sau.
Thời điểm đó, Hapro kí được một số hợp đồng tương đối tốt. Tôi nhớ Hapro xuất khẩu gạo khoảng 5 triệu USD trước tháng 3.
Đúng lúc thị trường đang tốt thì bản thân Việt Nam cũng phải đảm bảo an ninh lương thực vì khi dịch COVID-19 thì Chính phủ có qui định tạm dừng xuất khẩu gạo để đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước.
Chính vì thế, xuất khẩu gạo ngừng từ ngày 24/3 cho đến 30/4. Đến ngày 1/5 thì mở lại cho xuất khẩu.
Như vậy, công ty dừng gần 2 tháng xuất khẩu gạo để đảm bảo an ninh lương thực. Sau đó, Chính phủ tính toán lại, vừa đảm bảo an ninh lương thực trong điều kiện COVID-19. Từ ngày 1/5, Thủ tướng cho mở xuất khẩu gạo. Từ khi mở ra xuất khẩu gạo, TCT vẫn đang giao dịch và thực hiện kí kết các hợp đồng bình thường.
Tuy nhiên, bây giờ đang khó là giá cả trong nước đang tăng sau khi mở ra xuất khẩu gạo trở lại. Giá của chúng ta chưa cạnh tranh được với giá của các đất nước khác xuất khẩu gạo như Thái Lan, Ấn Độ. Do đó, sau khi mở ra thì chúng ta chưa xuất khẩu được nhiều.
Kết thúc đại hội, tất cả các tờ trình đều được cổ đông thông qua.
Link gốc...
Chủ đề tương tự
- Thread starter Doanh nghiệp - Vietnambiz
- Thread starter Doanh nghiệp - Vietnambiz
- Thread starter Doanh nghiệp - Vietnambiz
- Thread starter Doanh nghiệp - Vietnambiz