Dạy con thế nào khi gia đình khiếm khuyết?

Nhân Võ BC
Nhân Võ BC
Bình luận: 0Lượt xem: 964

Nhân Võ BC

Binh nhì
Thành Viên Mới
Trong một buổi gặp gỡ với các học sinh THPT, chuyên gia tâm lí Nguyễn Thị Cúc nhận được mẩu giấy nhỏ của một em học sinh lớp 11. Mẩu giấy ghi rằng em cần một ai đó tâm sự vì em cảm thấy cô độc vì bố mẹ đã ly hôn, em oán giận bố mẹ…

Dạy con cực 1, gia đình khiếm khuyết thì còn cực 10


Hôn nhân tan vỡ, các bậc làm cha mẹ sẵn sàng cho những khởi đầu mới, bước đi mới, nhưng họ vẫn phải gánh vác trọng trách nuôi dạy con cái của mình. Và trọng trách đó lại nặng nề hơn bao giờ hết với những người nuôi con trong gia đình khiếm khuyết bố, mẹ, hoặc cả hai.

Là một người mẹ đơn thân, chị Lương Thị Diệu Hiền (38 tuổi, ngụ P8, Q8 TPHCM) chia sẻ với chúng tôi ( - nhóm PV) về nỗi vất vả khi nuôi hai đứa con nhỏ mà không có tình yêu thương của bố. Vừa làm mẹ, vừa làm bố khiến chị ‘đầu tắt mặt tối’ với chuyện cơm nước nhà cửa. Người con trai lớn đang ở độ tuổi dậy thì khiến chị phải dành rất nhiều thời gian để quan tâm tìm hiểu con.

Hình 1.jpg

Hình: Nuôi dạy trẻ trong gia đình khiếm khuyết là áp lực của nhiều ba mẹ. Ảnh: UNICEF Việt Nam

Chị Hiền cho biết: “Từ khi bố cháu mất, mọi gánh nặng tôi đều cắn răng vượt qua để cho cháu có được cuộc sống đủ đầy”. Vừa bán phở kiếm sống, chị Hiền cũng phải dành rất nhiều thời gian để đưa đón các con. Dù vậy, các con chị đôi khi cũng vẫn để trong lòng chuyện buồn, sự tự ti…

Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Cúc, các gia đình khiếm khuyết đang phải đối mặt với những khó khăn khi nuôi dạy con. Bởi sự có mặt của ba mẹ cùng tình yêu thương sẽ khiến trẻ phát triển toàn diện về mặt tinh thần. Thiếu vắng một trong hai sẽ khiến trẻ dễ tổn thương, rối loạn tâm lý, dễ mặc cảm, bỏ bê học tập…

Dạy con cởi mở và điều tiết cảm xúc

Chị Nguyễn Ngọc Minh (41 tuổi, Q.Gò Vấp, TPHCM) cho biết thời điểm đầu khi ly hôn, con chị bỏ ăn bỏ ngủ không thèm nhìn mặt bố mẹ. Chị và chồng cũ đã phải làm liệu pháp tâm lý và xin ý kiến bác sĩ để có thể giúp con giải tỏa tâm lý, cảm xúc. “Nhờ trò chuyện cùng con, tôi mới biết con mình cảm thấy sợ mình vì những lúc chúng tôi bất hòa và lớn tiếng với nhau…” – chị Nguyễn Ngọc Minh tâm sự.

Trao đổi thẳng thắn với con và lắng nghe con nói ra cảm xúc của mình, đến nay, gia đình chị Nguyễn Ngọc Minh đã bớt lo âu vì con đã hiểu và cảm thông cho ba mẹ. Chị bảo: “Cả tôi và chồng cũ đều trân trọng cảm xúc của con và luôn trò chuyện cởi mở với con mỗi tuần. Chúng tôi livestream với nhau, chat, chia sẻ khoảnh khắc của cả hai gia đình để giúp con quên đi việc ba mẹ ly hôn…”.

Báo cáo tóm tắt của UNICEF về sức khỏe tinh thần về tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại một số tỉnh thành Việt Nam đã có nhận định: “…căng thẳng trong hộ gia đình được xác định là các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn, tác động đến sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh thiếu niên”.

Hình 2.jpg

Hình: Con trẻ dễ bị ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần do yếu tố từ gia đình. Ảnh: UNICEF Việt Nam

Chuyên gia Nguyễn Thị Cúc cho biết nhiều trường hợp trẻ em có sự phát triển tâm lí lệch lạc và bị ảnh hưởng phần nhiều do yếu tố gia đình không lành mạnh, thiếu vắng tình thương. “Việc các ba mẹ cần làm là giải tỏa cảm xúc cho trẻ bằng các hình thức như cho trẻ nói ra suy nghĩ của mình, dành thời gian để tìm hiểu trẻ, hướng trẻ đến những cảm xúc tích cực, cười nhiều hơn”.

Biết tha thứ và cảm ơn cuộc đời.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết “Tình thương là một chất liệu ngọt ngào, êm dịu và cố nhiên là ngon lành. Con trẻ thiếu tình thương thì không lớn lên... ”. Đồng quan điểm, chị Nguyễn Ngọc Minh tâm sự: “Ai cũng có lỗi lầm, ba mẹ cũng có lỗi lầm. Tôi dạy con tôi biết tha thứ cho bạn bè, cho người ngoài, và tôi cũng dạy con tha thứ cho chính chúng tôi. Tôi không có đạo, nhưng tôi dạy con là luôn cảm thông cho người khác vì không ai được hoàn hảo

Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Cúc, việc con trẻ giận hờn bố mẹ vì bỏ rơi mình là điều không tránh khỏi. Gánh nặng tâm lý này có thể sẽ theo con đến suốt đời. Bắt con quên là điều không thể nhưng giúp con chuyển hóa chúng thành điều tích cực thì…hoàn toàn có thể.

Hình 3.jpg

Hình: Cần cho trẻ tham gia những hoạt động xã hội và tập thể để trẻ luôn tích cực. Ảnh: Trí Nhân

Vì vậy, chuyên gia khuyên các gia đình không nên la mắng con quá nhiều, không nên nói xấu về ba hoặc mẹ chúng, đồng thời dạy cho con biết tha thứ cho những lỗi lầm của người khác. Hơn hết, gia đình có thể cho con tham gia các khóa hướng đạo sinh, cho con tham gia các clb kỹ năng sống. hướng nghiệp, gặp gỡ bạn bè tốt để con quên đi nghịch cảnh gia đình.

Anh Trần Kỳ Danh, 42 tuổi, Q8 TPHCM thẳng thắn: “Người lớn cũng nên học cách rộng lượng với con. Hơn hết không có cách dạy nào hay bằng tình yêu thương và sự quan tâm đúng cách với con. Nó sẽ giúp con bước ra ánh sáng”.

Trí Nhân
 
Top