Công ty Cổ phần Đầu tư Huệ Tuân: Im lặng trước nỗi đau của người đi xuất khẩu lao động

Hong Nhung
Hong Nhung
Bình luận: 0Lượt xem: 443

Hong Nhung

Trung sĩ
Thành Viên
Nhiều đơn tố cáo cho biết, Công ty Cổ phần Đầu tư Huệ Tuân (công ty Huệ Tuân) đã không thực hiện đúng như cam kết trong hợp đồng, đó là nếu không cấp được visa cho người lao động sau 6 tháng khi đã đóng những khoản tiền và nộp hồ sơ, thì phía công ty này phải hoàn trả lại. Mặc dù người lao động đã đi lại nhiều lần, có người đã bật khóc, nhưng công ty Huệ Tuân vẫn chưa trả lại tiền cho họ.

Nhiều gia đình lâm vào cảnh khốn đốn


image-20201022140244-1.jpeg

Văn phòng làm việc của Công ty Cổ phần Đầu tư Huệ Tuân , ông Vũ Minh Tuân – Tổng giám đốc Công ty (áo đỏ)
Người lao động liên tục được hứa hẹn nhưng sau một thời gian dài đóng số tiền lớn và chờ đợi để đi lao động nước ngoài mong thoát nghèo, họ vẫn không thể làm được visa và không thể xuất cảnh, khiến cho nhiều gia đình lâm vào cảnh khốn đốn.

Như đã đưa tin trước đó, Báo Pháp luật Việt Nam thông tin ở bài viết: “Công ty Cổ phần Đầu tư Huệ Tuân bị tố không trả lại tiền cho người đi xuất khẩu lao động” (https://sao.baophapluat.vn/tin-tuc/...i-tien-cho-nguoi-di-xuat-khau-lao-dong-12513/).

Vì lý do gì mà công ty Huệ Tuân không trả lại tiền và hồ sơ như cam kết trong hợp đồng nếu như sau 6 tháng, công ty này không đưa được người lao động đi nước ngoài? Theo thông tin bạn đọc cung cấp, vào tháng 10/2019, qua nhiều kênh khác nhau, họ được biết Công ty Cổ phần Đầu tư Huệ Tuân đang tuyển dụng lao động các ngành nghề cơ khí, hàn xì… theo đơn hàng Slovakia – Hà Lan với mức lương 8-12 USD/giờ.

image-20201022140244-2.jpeg

Thông báo hoàn thiện hồ sơ tài và tài chính sau trúng tuyển của công ty Huệ Tuân tới người lao động, không có số văn bản.
Sau khi đăng ký thông tin, nhiều người lao động đã được nhân viên Công ty Huệ Tuân thông báo nộp 10 triệu đồng tiền cọc để tham gia thi tuyển đơn hàng. Thời điểm này, người lao động được phía Công ty Huệ Tuân cung cấp thông tin chi tiết về đơn hàng, yêu cầu của nhà tuyển dụng và thời gian xuất cảnh hứa hẹn là sau 6 tháng, phía Công ty Huệ Tuân còn cam kết nếu đến thời hạn mà không ra được Visa thì sẽ hoàn trả hồ sơ và toàn bộ tiền mà người lao động đã nộp.

Đến gần cuối tháng 10/2019, Công ty Huệ Tuân đã tổ chức cho người lao động thi tuyển tay nghề tại Trung tâm đào tạo của Công ty ở Trường Trung cấp nghề công trình I (Sóc Sơn, Hà Nội). Sau khi thi, những người trúng tuyển được Công ty Huệ Tuân gọi lên văn phòng công ty nộp tiền đợt 2 với số tiền lớn để xin Word Permit và Visa. Tính đến thời điểm này, người lao động đã phải nộp cho Công ty Huệ Tuân tổng số tiền không hề nhỏ và đều có phiếu thu có đóng dấu của Công ty Huệ Tuân.

Như vậy, việc học và đóng tiền của người lao động cho phía công ty Huệ Tuân đã rõ ràng. Thế nhưng, người lao động tin tưởng ban đầu đến đâu thì bây giờ nhận lại “trái đắng”, đó là không được hoàn trả lại tiền khi công ty này đã không làm đúng như trong cam kết. Không những thế, theo đơn thư phản ánh, công ty Huệ Tuân còn tự ý thay đổi đơn hàng Slovakia – Hà Lan sang đơn hàng Ba Lan – Hà Lan. Người lao động hỏi về sự bất thường này, thì được trả lời: Cái đích cuối cùng là sang Hà Lan làm việc nên việc xin visa Ba Lan – Hà Lan dễ và nhanh hơn Slovakia – Hà Lan.

Những ngày này, do đã phản ánh đến cơ quan công an tại Hà Nội, nên nhiều người ở các tỉnh hoặc là đi xe máy, hoặc là đi xe khách nhiều lần ra Hà Nội để trình báo sự việc. Họ không cầm được nước mắt khi tâm sự, gia cảnh họ không khá giả gì, chỉ là nông dân, lao động phổ thông, đi làm dành dụm được ít tiền mong sao đổi đời nếu được đi nước ngoài lao động thông qua công ty Huệ Tuân, có người còn đi vay để có tiền nộp, nhưng giờ đây, tất cả coi như thành công cốc, “tiền mất tật mang”.

Bao giờ mới nhận lại được tiền?

Người lao động đã đến Văn phòng Công ty Huệ Tuân ở địa chỉ đăng ký tại số 21 Lê Đức Thọ, Hà Nội, nhưng văn phòng này đã đóng cửa, không còn nhân viên làm việc. Họ gọi điện thoại cho Tổng Giám đốc Công ty Huệ Tuân là ông Vũ Minh Tuân để yêu cầu trả tiền thì ông Tuân đã trả lời vô trách nhiệm rằng, “nộp tiền cho ai thì đòi người đó”.

Khi phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam liên hệ làm việc với Tổng Giám đốc Công ty Huệ Tuân là ông Vũ Minh Tuân, thì vị này giao lại cho luật sư làm việc. Luật sư đại diện của Công ty Huệ Tuân cũng nói đại ý là mới nắm sơ qua vụ việc, chưa sâu, nên sẽ trao đổi lại với Công ty Huệ Tuân, sau đó sẽ trả lời đến người lao động thông qua báo chí. Tuy nhiên, nhiều ngày qua, phía luật sư đại diện của Công ty Huệ Tuân, cũng như công ty Huệ Tuân vẫn im lặng trước nỗi đau của người đi xuất khẩu lao động. Sự im lặng này khiến cho những người gửi đơn tố cáo nói rằng, “công ty Huệ Tuân phải chăng đang lừa đảo người nghèo khổ”?

Anh Lê Công Đoàn (sinh năm 1986, quê Hưng Yên) chia sẻ, anh tìm hiểu và được giới thiệu đến Công ty Huệ Tuân để nộp hồ sơ với đơn hàng đi xuất khẩu lao động ở Ba Lan – Hà Lan làm nghề hàn xì.


image-20201022140244-3.jpeg


image-20201022140244-4.jpeg

Trong Bản Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của Công ty Cp Đầu tư Huệ Tuân có ghi rõ thời gian xuất cảnh là từ 04 – 06 tháng.
“Hồ sơ nộp vào Công ty Huệ Tuân là 10 triệu đồng tiền đặt cọc và đóng trước 59 triệu đồng tiền đơn hàng. Chúng tôi được tư vấn tổng đơn hàng này là 7.500 USD. Nhưng sau gần một năm, chúng tôi vẫn chưa được cấp visa đi xuất khẩu lao động. Chúng tôi nghi ngờ công ty lừa đảo nên đã đòi lại số tiền đã nộp. Nhưng lãnh đạo công ty lại lấy hết lý do này đến lý do khác để không trả lại số tiền đã nộp cho chúng tôi”, nội dung đơn thư của anh Đoàn cho hay.

Cũng tham gia đơn hàng đi nước ngoài với anh Lê Công Đoàn, anh Nguyễn Văn Tâm (sinh năm 1981, quê Vĩnh Phúc) cho biết: “Đơn hàng của tôi vào tháng 11/2019 đi Solovakia - Hà Lan, đã đóng vào công ty Huệ Tuân 69 triệu đồng. Công ty thông báo tổng số tiền của đơn hàng là 7.500 USD. Sau khi nhận được thông báo, anh có đăng ký vào và đặt cọc 10 triệu đồng để tham gia thi tuyển. Sau khi trúng tuyển, cá nhân anh không tham gia một lớp đào tạo nào của Công ty Huệ Tuân, từ bổ túc tay nghề đến tiếng và tiếng Anh. Do anh từng đi nước ngoài nên anh có biết, tay nghề thì anh có rồi.

image-20201022140244-5.jpeg

Anh Tâm (người lao động) bức xúc về việc Công ty Huệ Tuân không thực hiện giống như hợp đồng, bản thân anh Tâm cho rằng, công ty Huệ Tuân đang lừa đảo người lao động.
“Sau khi nộp tiền cho Công ty là 3.000 USD (tương đương 59 triệu 9 trăm nghìn đồng), Công ty thông báo cho tôi làm đầy đủ các giấy tờ bao gồm: Lý lịch tư pháp, bằng nghề. Từ lần đó đến nay, không bao giờ công ty Huệ Tuân có thông báo xin giấy phép lao động nhập cảnh. Chúng tôi vẫn không biết sang bên đó sẽ làm việc cho công ty nào và khu vực nào”, anh Nguyễn Văn Tâm bức xúc.

Không biết bao giờ, người lao động mới nhận lại được số tiền mà họ đã nộp. Báo Pháp luật Việt Nam mong các cơ quan chức năng liên quan vào cuộc điều tra làm rõ, để những người lao động nghèo khổ không phải khốn khổ hơn nữa.

Dưới đây là danh sách những người lao động gửi đơn tố cáo Công ty Cổ phần Đầu tư Huệ Tuân gửi đến báo Pháp Luật Việt Nam:

  1. Anh Lê Công Đoàn, sinh ngày 19/04/1985, địa chỉ tại: Nguyễn Trãi – Ân Thi – Hưng Yên, số tiền đã nộp: 70 triệu đồng.
  2. Anh Nguyễn Đăng Khoa, sinh ngày 25/10/1987, địa chỉ tại: Chính Lý – Lý Nhân – Hà Nam, số tiền đã nộp: 69 triệu 950 nghìn đồng.
  3. Chị Cao Thị Hà, sinh ngày 30/10/1990, địa chỉ tại: Trù Hựu – Lục Ngạn – Bắc Giang, số tiền đã nộp: 50 triệu đồng.
  4. Anh Nguyễn Bá Nguyện, sinh ngày 12/02/1988, địa chỉ tại: Nghi Công – Nghi Lộc – Nghệ An, số tiền đã nộp: 69 triệu 900 nghìn đồng.
  5. Chị Nguyễn Thị Hồng, sinh ngày 25/02/1982, địa chỉ tại: Hải Bình – Nghi Sơn – Thanh Hóa, số tiền đã nộp: 70 triệu đồng.
  6. Anh Trần Văn Thi, sinh ngày 28/12/1983, địa chỉ tại: Cấp Tiến – Sơn Dương – Tuyên Quang, số tiền đã nộp: 65 triệu đồng.
  7. Anh Nguyễn Văn Tâm, sinh ngày: 01/10/1981, địa chỉ tại: Tam Hồng – Yên Lạc _ Vĩnh Phúc, số tiền đã nộp: 69 triệu 900 nghìn đồng
  8. Anh Phan Tất Vũ, sinh ngày: 16/02/1990, địa chỉ tại: Việt Xuân – Thạch Hà – Hà Tĩnh, số tiền đã nộp: 69 triệu 900 nghìn đồng.
  9. Anh Lê Công Trung, sinh ngày: 10/10/1990, địa chỉ tại: Đại Thành – Yên Thành – Nghệ An, số tiền đã nộp: 69 triệu 900 nghìn đồng.
  10. Anh Nguyễn Xuân Dao, sinh ngày 22/11/1980, địa chỉ tại: Gia Lương – Gia Lộc – Hải Dương, số tiền đã nộp: 70 triệu đồng.
  11. Anh Phạm Quang Hưng, sinh ngày: 24/04/1987, địa chỉ tại: Lục Ngạn – Bắc Giang, số tiền đã nộp: 69 triệu 900 nghìn đồng.
  12. Chị Hoàng Thị Thu Minh, sinh ngày: 05/09/1985, địa chỉ tại: Lê Lợi – Hoành Bồ - Quảng Ninh, số tiền đã nộp: 30 triệu đồng.
  13. Chị Vũ Thị An, địa chỉ tại: Mỹ Đình – Hà Nội, số tiền đã nộp: 120 triệu đồng.
  14. Chị Nguyễn Ngọc Anh, sinh ngày 09/02/1990, địa chỉ tại Hà Tĩnh, số tiền đã nộp: 93 triệu 200 nghìn đồng.

Nguồn: Sao Pháp luật
 
Top