Sau khi nhận tiền cọc hàng chục triệu đồng của khách hàng để làm thủ tục xuất khẩu lao động, Công ty cổ phần đầu tư Huệ Tuân đã không ra được Visa cho khách hàng và cũng không trả lại số tiền khách hàng đã đóng. Không những thế, trước đó, Công ty cổ phần đầu tư Huệ Tuân còn tự ý đổi đơn hàng cho người đi xuất khẩu lao động.
Tự ý đổi đơn hàng cho người đi xuất khẩu lao động
Mới đây, nhiều bạn đọc đã có phản ánh và đơn thư gửi đến báo Pháp luật Việt Nam tố cáo Công ty Cổ phần Đầu tư Huệ Tuân (địa chỉ số 21 Lê Đức Thọ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) không trả lại tiền cho người đi xuất khẩu lao động đã đóng trước đó, sau khi công ty này chưa đưa được người lao động ra nước ngoài như đã cam kết.
Theo thông tin bạn đọc cung cấp, vào tháng 10/2019, qua nhiều kênh khác nhau, họ được biết Công ty Cổ phần Đầu tư Huệ Tuân (Công ty Huệ Tuân) đang tuyển dụng lao động các ngành nghề cơ khí, hàn xì… theo đơn hàng Slovakia – Hà Lan với mức lương 8-12 USD/giờ.
Giấy tờ nộp tiền giữa người lao động và Công ty Cổ phần Đầu tư Huệ Tuân với lý do bàn giao tài chính lao động Lê Công Đoàn đơn Balan tháng 10.
Sau khi đăng ký thông tin, nhiều người lao động đã được nhân viên Công ty Huệ Tuân thông báo nộp 10 triệu đồng tiền cọc để tham gia thi tuyển đơn hàng. Thời điểm này, người lao động được phía Công ty Huệ Tuân cung cấp thông tin chi tiết về đơn hàng, yêu cầu của nhà tuyển dụng và thời gian xuất cảnh hứa hẹn là sau 6 tháng, phía Công ty Huệ Tuân còn cam kết nếu đến thời hạn mà không ra được Visa thì sẽ hoàn trả hồ sơ và toàn bộ tiền mà người lao động đã nộp.
Đến gần cuối tháng 10/2019, Công ty Huệ Tuân đã tổ chức cho người lao động thi tuyển tay nghề tại Trung tâm đào tạo của Công ty ở Trường Trung cấp nghề công trình I (Sóc Sơn, Hà Nội). Sau khi thi, những người trúng tuyển được Công ty Huệ Tuân gọi lên văn phòng công ty nộp tiền đợt 2 với số tiền lớn để xin Word Permit và Visa. Tính đến thời điểm này, người lao động đã phải nộp cho Công ty Huệ Tuân tổng số tiền không hề nhỏ và đều có phiếu thu có đóng dấu của Công ty Huệ Tuân.
Trong nhiều người gửi đơn phản ánh, anh Nguyễn Bá Nguyện cho biết, số tiền cọc 10 triệu đồng đầu tiên anh nộp cho phía Công ty Huệ Tuân là vào giữa tháng 10/2019, người nhận tiền là ông Phạm Hữu Hòa (nhân viên tuyển dụng của Công ty Huệ Tuân). Đến ngày 13/11/2019, anh Nguyện tiếp tục nộp tiền đợt 2 với số tiền là 59 triệu đồng, người nhận tiền là bà Trần Thị Lan kế toán của Công ty Huệ Tuân. Cả 2 đợt nộp tiền anh Nguyện đều nhận được phiếu thu có con dấu của Công ty Huệ Tuân và được Công ty Huệ Tuân xác nhận là đã nhận đủ 69 triệu đồng, nhiều người lao động khác cũng cung cấp thông tin tương tự.
Giấy tờ có chữ ký và con dấu của tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Huệ Tuân xác nhận người lao động đã nộp tiền vào công ty.
Đơn thư cũng nêu rõ: “Sau khi nhận được bản scan xác nhận của công ty đã nhận tiền đủ số tiền của tôi là 69.900.000 đ (Sáu mươi chín triệu, chín trăm nghìn đồng). Sau đó, công ty tự động đổi đơn của tôi từ đơn hàng Slovakia – Hà Lan sang đơn hàng Ba Lan – Hà Lan. Tôi có hỏi tại sao lại tự ý đổi đơn hàng như vậy thì công ty bảo rằng cái đích cuối cùng là sang Hà Lan làm việc nên việc xin visa Ba Lan – Hà Lan dễ và nhanh hơn Slovakia – Hà Lan. Tôi cũng không muốn tham gia và có ngỏ ý rút tiền cọc nhưng ông Phạm Hữu Hòa bào bây giờ nếu rút không đi nữa thì sẽ mất tiền cọc...
Do dịch bệnh nên Công ty có họp cuộc họp vào giữa tháng 5/2020 là hứa hẹn sẽ xin Visa lại cho chúng tôi sau khi Đại sứ quán Ba Lan mở cửa. Nhưng đến tháng 6/2020, Đại sứ quán Ba Lan mở cửa nhưng công ty Cổ phần Đầu tư Huệ Tuân vẫn không xin Visa cho tôi cũng như các bạn thợ hàn khác và cứ hứa hẹn lên hứa hẹn xuống”.
“Nộp tiền cho ai thì đòi người đó”
Đến nay, đã hết thời hạn hợp đồng, Công ty Huệ Tuân chỉ có động thái là trả lại hồ sơ cho người lao động mà không trả số tiền người lao động đã nộp cho công ty này. Văn phòng Công ty Huệ Tuân ở địa chỉ đăng ký tại số 21 Lê Đức Thọ, Hà Nội cũng đã đóng cửa, không còn nhân viên làm việc.
Trong đơn thư, người lao động cho biết, họ rất bức xúc khi gọi điện thoại cho Tổng Giám đốc Công ty Huệ Tuân là ông Vũ Minh Tuân để yêu cầu trả tiền thì ông Tuân đã trả lời vô trách nhiệm rằng, “nộp tiền cho ai thì đòi người đó”.
Người lao động rất bức xúc trước cách làm việc của lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư Huệ Tuân. (Ông Vũ Minh Tuân áo đỏ)
Sau khi nhận được đơn tố cáo cũng như các phản ánh, phóng viên báo Pháp luật Việt Nam đã liên hệ với ông Vũ Minh Tuân để tìm hiểu sự việc, tuy nhiên, ông Tuân từ chối trả lời và ủy quyền cho luật sư làm việc với phóng viên.
Đáng nói, trong buổi làm việc, luật sư đại diện của Công ty Huệ Tuân đã không có thông tin rõ ràng về hoạt động hiện tại của Công ty Huệ Tuân cũng như không giải đáp được các câu hỏi mà phóng viên đặt ra dựa trên tố cáo của người lao động.
Luật sư đại diện của Công ty Huệ Tuân cũng nói đại ý là mới nắm sơ qua vụ việc, chưa sâu, nên sẽ trao đổi lại với Công ty Huệ Tuân, sau đó sẽ trả lời đến người lao động thông qua báo chí. Tuy nhiên, nhiều ngày qua, phía luật sư đại diện của Công ty Huệ Tuân cũng như Công ty Huệ Tuân vẫn “bặt vô âm tín”.
Những người lao động gặp và chia sẻ với phóng viên, họ đều là người lao động nghèo khổ từ các tỉnh xa. Vì cuộc sống mưu sinh, muốn cuộc sống khá hơn, nên họ tin tưởng và nộp tiền cho Công ty Huệ Tuân, nhưng đến nay, mọi việc như vậy coi như “đổ bể”, tiền thì không lấy lại được, còn việc đi nước ngoài lao động như mơ ước đã trở nên dở dang.
Giờ đây, với những gì mà Công ty Huệ Tuân đã làm, người lao động cảm thấy mất lòng tin, không muốn đi nước ngoài thông qua công ty này. Họ mong muốn lấy lại tiền để trang trải vào công việc khác.
Báo PLVN sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này.
Nguồn: Sao Pháp luật
Tự ý đổi đơn hàng cho người đi xuất khẩu lao động
Mới đây, nhiều bạn đọc đã có phản ánh và đơn thư gửi đến báo Pháp luật Việt Nam tố cáo Công ty Cổ phần Đầu tư Huệ Tuân (địa chỉ số 21 Lê Đức Thọ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) không trả lại tiền cho người đi xuất khẩu lao động đã đóng trước đó, sau khi công ty này chưa đưa được người lao động ra nước ngoài như đã cam kết.
Theo thông tin bạn đọc cung cấp, vào tháng 10/2019, qua nhiều kênh khác nhau, họ được biết Công ty Cổ phần Đầu tư Huệ Tuân (Công ty Huệ Tuân) đang tuyển dụng lao động các ngành nghề cơ khí, hàn xì… theo đơn hàng Slovakia – Hà Lan với mức lương 8-12 USD/giờ.
Giấy tờ nộp tiền giữa người lao động và Công ty Cổ phần Đầu tư Huệ Tuân với lý do bàn giao tài chính lao động Lê Công Đoàn đơn Balan tháng 10.
Đến gần cuối tháng 10/2019, Công ty Huệ Tuân đã tổ chức cho người lao động thi tuyển tay nghề tại Trung tâm đào tạo của Công ty ở Trường Trung cấp nghề công trình I (Sóc Sơn, Hà Nội). Sau khi thi, những người trúng tuyển được Công ty Huệ Tuân gọi lên văn phòng công ty nộp tiền đợt 2 với số tiền lớn để xin Word Permit và Visa. Tính đến thời điểm này, người lao động đã phải nộp cho Công ty Huệ Tuân tổng số tiền không hề nhỏ và đều có phiếu thu có đóng dấu của Công ty Huệ Tuân.
Trong nhiều người gửi đơn phản ánh, anh Nguyễn Bá Nguyện cho biết, số tiền cọc 10 triệu đồng đầu tiên anh nộp cho phía Công ty Huệ Tuân là vào giữa tháng 10/2019, người nhận tiền là ông Phạm Hữu Hòa (nhân viên tuyển dụng của Công ty Huệ Tuân). Đến ngày 13/11/2019, anh Nguyện tiếp tục nộp tiền đợt 2 với số tiền là 59 triệu đồng, người nhận tiền là bà Trần Thị Lan kế toán của Công ty Huệ Tuân. Cả 2 đợt nộp tiền anh Nguyện đều nhận được phiếu thu có con dấu của Công ty Huệ Tuân và được Công ty Huệ Tuân xác nhận là đã nhận đủ 69 triệu đồng, nhiều người lao động khác cũng cung cấp thông tin tương tự.
Giấy tờ có chữ ký và con dấu của tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Huệ Tuân xác nhận người lao động đã nộp tiền vào công ty.
Do dịch bệnh nên Công ty có họp cuộc họp vào giữa tháng 5/2020 là hứa hẹn sẽ xin Visa lại cho chúng tôi sau khi Đại sứ quán Ba Lan mở cửa. Nhưng đến tháng 6/2020, Đại sứ quán Ba Lan mở cửa nhưng công ty Cổ phần Đầu tư Huệ Tuân vẫn không xin Visa cho tôi cũng như các bạn thợ hàn khác và cứ hứa hẹn lên hứa hẹn xuống”.
“Nộp tiền cho ai thì đòi người đó”
Đến nay, đã hết thời hạn hợp đồng, Công ty Huệ Tuân chỉ có động thái là trả lại hồ sơ cho người lao động mà không trả số tiền người lao động đã nộp cho công ty này. Văn phòng Công ty Huệ Tuân ở địa chỉ đăng ký tại số 21 Lê Đức Thọ, Hà Nội cũng đã đóng cửa, không còn nhân viên làm việc.
Trong đơn thư, người lao động cho biết, họ rất bức xúc khi gọi điện thoại cho Tổng Giám đốc Công ty Huệ Tuân là ông Vũ Minh Tuân để yêu cầu trả tiền thì ông Tuân đã trả lời vô trách nhiệm rằng, “nộp tiền cho ai thì đòi người đó”.
Người lao động rất bức xúc trước cách làm việc của lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư Huệ Tuân. (Ông Vũ Minh Tuân áo đỏ)
Đáng nói, trong buổi làm việc, luật sư đại diện của Công ty Huệ Tuân đã không có thông tin rõ ràng về hoạt động hiện tại của Công ty Huệ Tuân cũng như không giải đáp được các câu hỏi mà phóng viên đặt ra dựa trên tố cáo của người lao động.
Luật sư đại diện của Công ty Huệ Tuân cũng nói đại ý là mới nắm sơ qua vụ việc, chưa sâu, nên sẽ trao đổi lại với Công ty Huệ Tuân, sau đó sẽ trả lời đến người lao động thông qua báo chí. Tuy nhiên, nhiều ngày qua, phía luật sư đại diện của Công ty Huệ Tuân cũng như Công ty Huệ Tuân vẫn “bặt vô âm tín”.
Những người lao động gặp và chia sẻ với phóng viên, họ đều là người lao động nghèo khổ từ các tỉnh xa. Vì cuộc sống mưu sinh, muốn cuộc sống khá hơn, nên họ tin tưởng và nộp tiền cho Công ty Huệ Tuân, nhưng đến nay, mọi việc như vậy coi như “đổ bể”, tiền thì không lấy lại được, còn việc đi nước ngoài lao động như mơ ước đã trở nên dở dang.
Giờ đây, với những gì mà Công ty Huệ Tuân đã làm, người lao động cảm thấy mất lòng tin, không muốn đi nước ngoài thông qua công ty này. Họ mong muốn lấy lại tiền để trang trải vào công việc khác.
Báo PLVN sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này.
Nguồn: Sao Pháp luật
Chủ đề tương tự
- Thread starter Độc Hành
- Thread starter Độc Hành
- Thread starter Thiên Bình