Chú trọng dịch vụ hỗ trợ sức khỏe tâm thần trẻ em

Huyền Anh
Huyền Anh
Bình luận: 0Lượt xem: 488

Huyền Anh

Binh nhì
Thành Viên
Theo báo cáo của UNICEF Việt Nam, dịch vụ công chăm sóc sức khỏe tinh thần cho trẻ em và thanh thiếu niên hiện còn thiếu và yếu: về nhân lực, cơ sở hạ tầng và chất lượng, chưa phát triển đồng bộ với nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm lý và tâm thần của trẻ.

Hơn 3 triệu trẻ em có nhu cầu về các dịch vụ sức khỏe tâm tâm thần


Vừa qua, Một nghiên cứu do UNICEF Việt Nam thực hiện đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về thực trạng sức khỏe tâm thần ở trẻ em và thanh niên tại một số tỉnh và thành phố ở Việt Nam. Theo đó, tỷ lệ hiện mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần chung ở Việt Nam từ 8% đến 29% đối với trẻ em và vị thành niên.

Một khảo sát dịch tễ học gần đây trên mẫu đại diện của 10 trong số 63 tỉnh/thành tại Việt Nam đã cho thấy mức trung bình các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em vào khoảng 12%, tương đương hơn 3 triệu trẻ em có nhu cầu về các dịch vụ sức khỏe tâm thần. Các loại hình vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến nhất trong trẻ em Việt Nam là các vấn đề hướng nội (ví dụ như lo âu, trầm cảm, cô đơn) và các vấn đề hướng ngoại (ví dụ như tăng động và giảm chú ý).

Trong khi đang gia tăng lo ngại về tỷ lệ tự tử trong thanh thiếu niên ở Việt Nam, tỷ lệ tự tử của Việt Nam được báo cáo là thấp đáng kể so với những ước tính toàn cầu. Trong một nghiên cứu ở 90 quốc gia, trên tổng số ca tử vong ở vị thành niên là 9,1% trong khi ở Việt Nam, tỷ lệ này là 2,3% (Blum và cộng sự, 2012). Tuy nhiên, đây cũng là một con số đặt ra nhiều thách thức cho cộng đồng.

1652862999037.png


Hơn 3 triệu trẻ em có nhu cầu về các dịch vụ sức khỏe tâm thần, đặt ra thách thức lớn cho cộng đồng. Ảnh: Pexel

Thách thức từ việc cung ứng dịch vụ công

Việc cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần hiện nay thuộc thẩm quyền của một số Bộ, mỗi Bộ đều có một mô hình giải quyết các vấn đề tâm lý xã hội và sức khỏe tâm thần khác nhau.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu từ UNICEF Việt Nam cho thấy còn nhiều thách thức từ phía cung ứng. Đầu tiên là sự cho thấy có sự thiếu hụt về nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và phù hợp về giới. Sự thiếu hụt này đặc biệt liên quan đến nguồn cán bộ giải quyết những trường hợp rối loạn tâm thần ít nghiêm trọng (ví dụ như nhà tư vấn, nhân viên công tác xã hội, nhà trị liệu tâm lý) và ở chuyên ngành tâm thần nhi.

Thứ hai, Người cung ứng dịch vụ sức khỏe tâm thần đối mặt với mức độ căng thẳng cao. Trước hết, do có rất ít người cung cấp dịch vụ sức khỏe tâm thần, nên họ phải gánh một khối lượng lớn các công việc. Tiếp theo là sự chưa hợp lý về mặt thù lao.

Ngoài ra, theo các nhà cung ứng dịch vụ sức khỏe tâm thần, lĩnh vực sức khỏe tâm thần bị đánh giá thấp so với các lĩnh vực sức khỏe khác. Lý do là sức khỏe tâm thần khó nhận biết, điều trị đòi hỏi lâu dài, địa vị của bác sĩ tâm thần bị xem nhẹ…

Tiếp theo là những hạn chế liên quan đến cơ sở hạ tầng cung ứng các dịch vụ sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội. Các hạn chế này, chủ yếu thuộc các địa bàn nghiên cứu bên ngoài Hà Nội và TPHCM, bao gồm không có bệnh viện tâm thần tỉnh, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị nghèo nàn, điều kiện vệ sinh kém, thiếu không gian. Với các dịch vụ trong trường học, phòng tư vấn đôi khi không đảm bảo tính riêng tư, khiến học sinh không muốn tiếp cận.

1652863065334.png


Cơ sở hạ tầng cung ứng các dịch vụ sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội tại các tỉnh thành (trừ TPHCM và Hà Nội) còn thiếu và yếu. Ảnh: Pexel

Để cải thiện số lượng và chất lượng dịch vụ

Để nâng cao hiệu quả các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần cho trẻ, việc gia tăng số lượng và đào tạo các nhân viên công tác xã hội, các cán bộ chuyên khoa sâu về y tế, nhà tư vấn ở trường học và cộng đồng…là cực kì quan trọng. Đặc biệt, cần có những Chương trình đào tạo được thiết kế riêng cho từng lĩnh vực nhằm đáp ứng các nhu cầu của trẻ em và thanh niên.

Đối với các cán bộ và nhân viên làm việc trong lĩnh vực này, cần có cơ chế phù hợp để khuyến khích họ tới làm việc tại các địa bàn ngoài khu vực đô thị lớn. Ngoài ra, cũng cần hướng dẫn và giám sát một cách đầy đủ và có chất lượng cho đội ngũ cán bộ này

Ngoài ra, cũng cần tính đến việc nâng cao liên kết với các cơ quan như Vụ Công tác Học sinh Sinh viên (Bộ GD&ĐT), Ủy ban Dân tộc và Hội Liên hiệp Phụ nữ nhằm đảm bảo phương pháp tiếp cận toàn diện trong trợ giúp sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên. Do nhu cầu về dịch vụ hỗ trợ và điều trị ở trẻ em và thanh niên là rất lớn và chưa thể đáp ứng ngay được, việc huy động các tổ chức phi chính phủ và các nhà cung cấp dịch vụ tư nhân hiện có thông qua việc chuyển tuyến và hướng dẫn rõ ràng về tiêu chuẩn hành nghề sẽ là một bước đi ngắn hạn quan trọng.

Hiện nay, ngày càng nhiều tổ chức phi chính phủ cung cấp các dịch vụ liên quan đến sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội, số lượng các tổ chức phi chính phủ cung cấp các dịch vụ liên quan đến tâm lý xã hội và sức khỏe tâm thần cũng đang dần gia tăng. Sự thiếu chất lượng ở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần công có thể khiến phụ huynh và trẻ tìm tới các dịch vụ tư.

Cuối cùng, việc hoàn thiện luật pháp và chính sách liên quan đến chăm sóc sức khỏe tâm thần trong hệ thống trợ giúp xã hội và an sinh xã hội tại Việt Nam sẽ cần sự chỉ đạo sát sao của Bộ LĐTBXH, Bộ Y tế và sự phối hợp của các Bộ ngành chủ chốt khác. Đây là điểm mấu chốt để nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ, đáp ứng được yêu cầu ngày càng gia tăng để kịp thời hỗ trợ cho trẻ em và thanh thiếu niên có các vấn đề về tâm thần tại Việt Nam.

 
Top