Bí ẩn đằng sau sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc

Thiên Bình
Thiên Bình
Bình luận: 0Lượt xem: 403

Thiên Bình

Trung sĩ
Thành Viên
Trung Quốc đã gây ra sự ghen tị, ngưỡng mộ khi tuần trước công bố dữ liệu xác nhận rằng họ là nền kinh tế lớn đầu tiên bắt đầu tăng trưởng trở lại sau sự tàn phá do Covid-19 gây ra trong nửa đầu năm 2020, bài viết trên Guardian nhận định.

go-trung-quoc_vtmb_thumb.jpg

Nhà máy sản xuất của Trung Quốc. Ảnh: Global Times.

Dữ liệu của chính phủ Trung Quốc cho thấy, mức tăng trưởng 4,9% từ tháng 7 đến tháng 9 thấp hơn một chút so với dự kiến của các nhà kinh tế, nhưng vẫn là một thành tích đáng kinh ngạc.
Trung Quốc dường như đã đạt được sự phục hồi hình chữ V đang được các nước trên khắp thế giới theo đuổi, sau khi nước này phải trải qua các đợt phong tỏa để ngăn chặn virus SARS-CoV-2, rồi đóng cửa biên giới để ngăn chặn các ca nhiễm bệnh nhập cảnh.

Sau khi tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, mọi người có thể trở lại cuộc sống bình thường, chính phủ nước này đã khuyến khích đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng và sản xuất mới.

Tuy nhiên, trước số liệu đẹp ở trên, các nhà phân tích cũng đặt ra nghi ngờ về việc làm đẹp số liệu và cảnh báo về cách Trung Quốc quay trở lại tăng trưởng dựa nhiều hơn vào đầu tư hơn là tiêu dung, từ đó đặt ra câu hỏi về sức mạnh và độ bền của sự hồi sinh kinh tế.

Nick Marro, nhà phân tích hàng đầu về thương mại toàn cầu tại Economist Intelligence Unit, cho biết các số liệu này dường như cho thấy sự xáo trộn một số dữ liệu để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng GDP tổng thể trong Quý ba, mặc dù ông thừa nhận rằng không có bằng chứng trực tiếp về bất kỳ sự ngụy tạo dữ liệu nào.

“Các số liệu tháng 9 đã được làm mịn bằng cách âm thầm thay đổi cơ sở lịch sử của việc so sánh. Về cơ bản, một số con số từ tháng 9 năm 2019 đã được phân bổ lại vào tháng 10 năm đó, để hạ thấp cơ sở so sánh. Điều đó dẫn đến sự sai lệch thống kê khi số liệu tăng trưởng tháng 9 năm 2020 có thể đã bị thổi phồng giả tạo", ông này nói.

Từ những phân tích của mình, Marro cho rằng, sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng không quá lớn, nhưng nền kinh tế có thể không mạnh như Bắc Kinh mong muốn mọi người nghĩ.

Leland Miller, giám đốc điều hành của công ty tư vấn China Beige Book, chuyên theo dõi nền kinh tế Trung Quốc với dữ liệu mà họ tự thu thập ngoài số liệu thống kê của chính phủ, đã đánh dấu điều mà ông cho là một sự thay đổi đáng lo ngại hơn nhiều trong dữ liệu.

Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng đầu tư tài sản cố định 0,8% trong ba quý đầu năm, so với năm 2019, nhưng số liệu tuyệt đối của cùng kỳ cho thấy mức giảm vài nghìn tỷ nhân dân tệ. “Đây không phải là trò đùa. Điều này đang khiến 2,5 nghìn tỷ nhân dân tệ đầu tư tài sản cố định biến mất”, ông nói.

Lời giải thích duy nhất được các nhà chức trách Trung Quốc đưa ra cho sự khác biệt là dữ liệu đã được điều chỉnh để phản ánh “kết quả của cuộc tổng điều tra kinh tế quốc gia lần thứ tư, việc thực thi luật thống kê và quy định các chương trình thống kê”, vì vậy các nhà kinh tế không có cách nào để đánh giá mức độ chính xác của các sửa đổi, hoặc so sánh chúng với dữ liệu khác.

Miller cho biết, nếu đầu tư tài sản cố định thực sự giảm, trong khi tiêu dùng cũng giảm, thì tăng trưởng GDP tổng thể có thể thấp hơn nhiều so với con số được Chính phủ đưa ra. Trong khi đại dịch thúc đẩy nhiều công ty phương Tây xem xét lại việc phụ thuộc vào các nhà máy Trung Quốc, Bắc Kinh đã kêu gọi “tái cân bằng” nền kinh tế trong nhiều năm để thúc đẩy tiêu dùng trong nước, và phải vật lộn để biến điều đó thành hiện thực.

George Magnus, cựu nhà kinh tế trưởng tại UBS và là cộng sự tại Trung tâm Trung Quốc, Đại học Oxford, cho biết: “Ngay cả khi tăng trưởng nhảy vọt từ mức thấp trong năm tới thì vẫn có những vấn đề cơ cấu tiềm ẩn. Chúng bao gồm nợ ngày càng tăng, nhân khẩu học, năng suất kém, môi trường bên ngoài thù địch hơn nhiều đối với thương mại và đầu tư. Tất cả những điều này sẽ đè nặng lên tiềm năng mở rộng và phát triển của Trung Quốc ”.

Nguồn: Báo Pháp luật Việt Nam
 
Top