Hai lần chẩn đoán bệnh nhân bị áp xe vú do tắc tia sữa trong giai đoạn nuôi con bú, bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng đã tiến hành mổ cho bệnh nhân Phạm Thị Nga (Kiến Thụy, Hải Phòng). Khi ca mổ được tiến hành, bác sỹ phát hiện bệnh nhân không bị áp xe vú mà đây là khối u áp xe hóa do ung thư vú giai đoạn 3. Trả lời báo PLVN về vấn đề này bác sĩ Chuyên khoa II Trịnh Việt Phương, trưởng khoa Sản 2 cho rằng “Đây là nhầm lẫn cho phép”.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng
Có hay không việc chẩn đoán nhầm?
Cho rằng Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng (BVĐKQTHP) tại số 124 Nguyễn Đức Cảnh, quận Lê Chân (Hải Phòng) đã chẩn đoán nhầm bệnh cho vợ của mình là Phạm Thị Nga (Kiến Thụy, Hải Phòng) từ áp xe do K hóa giai đoạn 3 thành áp xe vú thông thường, anh Hiệu, chồng bệnh nhân đã đăng tải thông tin lên mạng xã hội và gửi đơn kêu cứu đến Báo Pháp luật Việt Nam.
Theo trình bày của anh Nguyễn Huy Hiệu, chị Nga vừa sinh con được 05 tháng bỗng thấy tức đau ngực (vú bên trái). Khoảng giữa tháng 08/2020, anh Hiệu đưa vợ mình tới Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng để khám ngực.
Sau khi khám, bệnh viện xác định vợ anh bị viêm tắc tia sữa vú trái (áp xe vú) và cho đơn thuốc về uống tại nhà. Không thấy thuyên giảm, ngày 11/09, anh Hiệu tiếp tục đưa vợ nhập viện. Tiến hành khám lại cộng với các xét nghiệm, siêu âm chụp chiếu đầy đủ, các bác sĩ vẫn kết luận vợ anh bị tắc tia sữa, áp xe vú trái và chỉ định mổ.
Ca mổ được tiến hành sau một ngày bởi bác sỹ Phạm Văn Đô. Những diễn biến của ca mổ được bác sĩ Chuyên khoa II Trịnh Việt Phương, trưởng khoa Sản 2 thuật lại: “Nếu khối u do áp xe vú thì lượng dịch phải lên tới cả 100ml, tuy nhiên khi mổ ra bác sỹ Đô mới thấy lượng dịch chỉ có khoảng 10ml, như vậy đây không phải là khối áp xe vú. Cộng thêm trong quá trình mổ bác sỹ Đô phát hiện nhiều khối u bất thường nên ngay khi đó, ca mổ được dừng lại để tiến hành hội chẩn. Tôi đã trực tiếp tiến hành tiếp ca mổ và cho đem mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân đi xét nghiệm, hẹn trả kết quả cho bệnh nhân sau”.
Sau 7 ngày, mẫu bệnh phẩm của chị Nga cho kết quả Ung thư vú giai đoạn 3. Khối áp xe trong ngực của chị là khối áp xe do K hóa. Chị Nga được bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng hỗ trợ chuyển tới bệnh viện Phụ sản Hải Phòng và từ đó chuyển lên Bệnh Viện K Tân Triều tại Hà Nội. Tình trạng hiện tại của chị Nga là Ung thư vú giai đoạn 4, di căn sang xương và gan. Tình trạng sức khỏe vô cùng yếu.
Bệnh viện đã làm hết trách nhiệm
Theo các chuyên gia Sản khoa, Áp xe vú là tình trạng viêm (sưng, đỏ) và tích tụ mủ trong vú do vi khuẩn gây ra. Trong một số trường hợp, áp xe vú có thể là một dấu hiệu của ung thư vú.
Khi được đặt câu hỏi, tại sao bác sỹ không nghi ngờ tới khả năng K vú mà chỉ tập trung chẩn đoán áp xe do tắc tia sữa, bác sĩ Việt Phương khẳng định tất cả các quy trình khám chữa tại bệnh viện là đúng tuyệt đối 100%, không có một chút sai lệch. Bác sĩ Phạm Văn Đô thăm khám và phụ trách mổ chích dẫn khối áp xe của bệnh nhân cũng là một thạc sĩ rất giỏi.
Tại sao chị Nga đã bị ung thư vú giai đoạn 3 nhưng các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng lại kết luận là tắc tia sữa dẫn đến áp xe vú? Trao đổi với phóng viên, bác sĩ trả lời do bệnh nhân mới đẻ được 05 tháng vào thời gian cho con bú, có triệu chứng đau vú nên khi siêu âm đọc kết quả là khối áp xe, chỉ cần chích tháo mủ là có thể về được. Tuy nhiên, đối với tình trạng của chị Nga nếu là áp xe vú thì khi chích ra phải tương đương 100ml dịch mủ nhưng khi bác sĩ Đô tiến hành chích lại chỉ thu khoảng 10ml. Nhận thấy sự bất thường, các bác sĩ đã dừng mổ, hội chẩn lại. Sau hội chẩn, bác sĩ Việt Phương thông báo đây là khối u bị áp xe hóa, phải cắt bỏ toàn bộ khối u gửi đi sinh thiết xem có phải ung thư hay không.
Bác sĩ Phương cho biết thêm: “Khi tôi nói ung thư, các bác sĩ đều ngỡ ngàng vì nghĩ bệnh nhân đang cho con bú thì làm sao có khối ung thư to như thế này mà không biết”. Trao đổi về việc nếu là người có chuyên môn cao và chẩn đoán đúng bệnh ngay từ đầu có phải sẽ có nhiều phương án xử lý khác được đưa ra? Bác sĩ Việt Phương cho biết “Ổ mủ của áp xe hóa ung thư với áp xe của nuôi con bú do tắc tia sữa đều là ổ áp xe, đều là mủ nhưng một bên là mủ của tổ chức hoại tử ung thư, một bên là mủ của viêm tuyến sữa tạo thành ổ mủ. Tính chất mủ là khác nhau nhưng đều là mủ cả. Nếu là người có kinh nghiệm, thì đọc hình ảnh sẽ thấy khác thường, nhưng nếu anh chẩn đoán hình ảnh nói được như thế thì lập tức phải mời tôi hội chẩn ngay trước khi chích áp xe và tôi bảo đảm sẽ không bao giờ có câu chuyện bệnh nhân như thế này…Tôi đã phê bình bác sĩ siêu âm”.
Đáng nói, khi được hỏi về việc chẩn đoán và mổ nhầm cho bệnh nhân, bác sĩ Việt Phương đã khẳng định “Nếu rơi vào tình huống giống như bệnh nhân ngay từ đầu, tôi dám chắc không phải bệnh viện tôi, kể cả bệnh viện C, bệnh viện Phụ sản Trung ương với các bác sĩ trẻ còn chưa dày dặn kinh nghiệm, chưa có chuyên môn sâu như tôi đều có thể nhầm như thế. Đang nuôi con bú thì hoàn toàn là nhẫm lẫn cho phép, cái đấy được phép vì đó đều là ổ áp xe, đều là mủ chỉ khác là mủ của hoại tử ung thư với cái mủ kia thì làm sao mà biết được”.
Phóng viên cũng đã tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực y tế về sự việc trên. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng cũng có thể có nhầm lẫn. Tuy nhiên điều này phụ thuộc chủ yếu vào năng lực chuyên môn của bác sỹ, bởi áp xe do K hóa không phải là trường hợp quá hiếm gặp. Bên cạnh đó, nếu đã qua 2 lần chẩn đoán thì cần đưa ra nhiều nguyên nhân khác nhau để sàng lọc đưa ra chẩn đoán sát nhất với tình trạng bệnh nhân.
Đại diện phía Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng trao đổi với phóng viên
Trong thông tin cung cấp thêm cho báo PLVN, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng khẳng định: “Bệnh nhân Phạm Thị Nga, 32 tuổi đã sinh tại Bệnh viện Kiến An, hiện đang nuôi con bú 5 tháng tuổi. Ngày 31/8, bệnh nhân tới Khoa Sản 2, Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hải Phòng với triệu chứng có khối sưng đau tại vú bên trái và được BSCKII. Phạm Thị Thu Thuỷ thăm khám lâm sàng kết hợp siêu âm và bước đầu chẩn đoán áp xe tuyến vú trái do viêm tắc ống dẫn sữa. BSCKII. Phạm Thị Thu Thuỷ đã yêu cầu bệnh nhân nhập viện để theo dõi nhưng bệnh nhân không đồng ý nhập viện vì lý do nhà xa con nhỏ và đã ký xác nhận vào sổ khám bệnh. BSCKII. Phạm Thị Thu Thuỷ đành kê đơn kháng sinh và hẹn khám lại sau 48 giờ nhưng bệnh nhân không quay lại”.
Đối với ca bệnh, bệnh viện khẳng định: “Chúng tôi hoàn toàn không làm sai bất cứ quy trình chuyên môn: Bệnh nhân đang nuôi con bú, qua khai thác bệnh, bệnh nhân đã kể mới xuất hiện triệu chứng đau và có khối ở vú mới 1 tháng. Siêu âm có hình ảnh các ổ áp xe, nên việc cho kháng sinh 24h rồi chỉ định chích ổ áp xe là hoàn toàn không sai phạm về quy trình… Phụ nữ đang nuôi con bú có khối áp xe tại vú sẽ được chỉ định chích tháo mủ mà không cần xét nghiệm tế bào trước. (Chưa cần phải xác định chắc chắn khối áp xe này do nguyên nhân gì. Bởi sau khi chích áp xe sẽ dựa vào kết quả có được để đưa ra các xử trí tiếp gì và xét nghiệm gì tiếp theo cho phù hợp chứ không phải chỉ chích tháo mủ xong là đã xong)”.
Về phía người nhà bệnh nhận, anh Nguyễn Huy Hiệu vô cùng hoang mang lo lắng: “Nếu bác sĩ khám kỹ, kết luận ngay từ đầu là ung thư thì mình sẽ đưa vợ lên Hà Nội điều trị. Còn đây là bác sĩ chỉ kết luận áp xe vú thôi”. Anh cũng cho biết thêm, nhiều người nói với tôi, K giai đoạn cuối sẽ được hỏi ý kiến có đồng ý mổ hay không, bởi có thể gia đình sẽ tìm kiếm một phương pháp điều trị khác. Được biết, gia đình anh Hiệu hiện đang có hoàn cảnh vô cùng khó khăn, đang phải nuôi 3 đứa con nhỏ, bé nhỏ nhất mới chỉ vừa 5 tháng tuổi. Hiện bà nội đang phải chăm cả 3 bé. Tất cả mọi chi phí sinh hoạt đều do anh Hiệu gồng gánh mà hiện anh lại phải chăm vợ ngày đêm. Bệnh tình chị Nga nay đã ung thư giai đoạn 4, di căn vào xương và gan.
Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng các cấp để có câu trả lời thỏa đáng cho bạn đọc.
Nguồn: Sao Pháp luật
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng
Cho rằng Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng (BVĐKQTHP) tại số 124 Nguyễn Đức Cảnh, quận Lê Chân (Hải Phòng) đã chẩn đoán nhầm bệnh cho vợ của mình là Phạm Thị Nga (Kiến Thụy, Hải Phòng) từ áp xe do K hóa giai đoạn 3 thành áp xe vú thông thường, anh Hiệu, chồng bệnh nhân đã đăng tải thông tin lên mạng xã hội và gửi đơn kêu cứu đến Báo Pháp luật Việt Nam.
Theo trình bày của anh Nguyễn Huy Hiệu, chị Nga vừa sinh con được 05 tháng bỗng thấy tức đau ngực (vú bên trái). Khoảng giữa tháng 08/2020, anh Hiệu đưa vợ mình tới Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng để khám ngực.
Sau khi khám, bệnh viện xác định vợ anh bị viêm tắc tia sữa vú trái (áp xe vú) và cho đơn thuốc về uống tại nhà. Không thấy thuyên giảm, ngày 11/09, anh Hiệu tiếp tục đưa vợ nhập viện. Tiến hành khám lại cộng với các xét nghiệm, siêu âm chụp chiếu đầy đủ, các bác sĩ vẫn kết luận vợ anh bị tắc tia sữa, áp xe vú trái và chỉ định mổ.
Ca mổ được tiến hành sau một ngày bởi bác sỹ Phạm Văn Đô. Những diễn biến của ca mổ được bác sĩ Chuyên khoa II Trịnh Việt Phương, trưởng khoa Sản 2 thuật lại: “Nếu khối u do áp xe vú thì lượng dịch phải lên tới cả 100ml, tuy nhiên khi mổ ra bác sỹ Đô mới thấy lượng dịch chỉ có khoảng 10ml, như vậy đây không phải là khối áp xe vú. Cộng thêm trong quá trình mổ bác sỹ Đô phát hiện nhiều khối u bất thường nên ngay khi đó, ca mổ được dừng lại để tiến hành hội chẩn. Tôi đã trực tiếp tiến hành tiếp ca mổ và cho đem mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân đi xét nghiệm, hẹn trả kết quả cho bệnh nhân sau”.
Sau 7 ngày, mẫu bệnh phẩm của chị Nga cho kết quả Ung thư vú giai đoạn 3. Khối áp xe trong ngực của chị là khối áp xe do K hóa. Chị Nga được bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng hỗ trợ chuyển tới bệnh viện Phụ sản Hải Phòng và từ đó chuyển lên Bệnh Viện K Tân Triều tại Hà Nội. Tình trạng hiện tại của chị Nga là Ung thư vú giai đoạn 4, di căn sang xương và gan. Tình trạng sức khỏe vô cùng yếu.
Bệnh viện đã làm hết trách nhiệm
Theo các chuyên gia Sản khoa, Áp xe vú là tình trạng viêm (sưng, đỏ) và tích tụ mủ trong vú do vi khuẩn gây ra. Trong một số trường hợp, áp xe vú có thể là một dấu hiệu của ung thư vú.
Khi được đặt câu hỏi, tại sao bác sỹ không nghi ngờ tới khả năng K vú mà chỉ tập trung chẩn đoán áp xe do tắc tia sữa, bác sĩ Việt Phương khẳng định tất cả các quy trình khám chữa tại bệnh viện là đúng tuyệt đối 100%, không có một chút sai lệch. Bác sĩ Phạm Văn Đô thăm khám và phụ trách mổ chích dẫn khối áp xe của bệnh nhân cũng là một thạc sĩ rất giỏi.
Tại sao chị Nga đã bị ung thư vú giai đoạn 3 nhưng các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng lại kết luận là tắc tia sữa dẫn đến áp xe vú? Trao đổi với phóng viên, bác sĩ trả lời do bệnh nhân mới đẻ được 05 tháng vào thời gian cho con bú, có triệu chứng đau vú nên khi siêu âm đọc kết quả là khối áp xe, chỉ cần chích tháo mủ là có thể về được. Tuy nhiên, đối với tình trạng của chị Nga nếu là áp xe vú thì khi chích ra phải tương đương 100ml dịch mủ nhưng khi bác sĩ Đô tiến hành chích lại chỉ thu khoảng 10ml. Nhận thấy sự bất thường, các bác sĩ đã dừng mổ, hội chẩn lại. Sau hội chẩn, bác sĩ Việt Phương thông báo đây là khối u bị áp xe hóa, phải cắt bỏ toàn bộ khối u gửi đi sinh thiết xem có phải ung thư hay không.
Bác sĩ Phương cho biết thêm: “Khi tôi nói ung thư, các bác sĩ đều ngỡ ngàng vì nghĩ bệnh nhân đang cho con bú thì làm sao có khối ung thư to như thế này mà không biết”. Trao đổi về việc nếu là người có chuyên môn cao và chẩn đoán đúng bệnh ngay từ đầu có phải sẽ có nhiều phương án xử lý khác được đưa ra? Bác sĩ Việt Phương cho biết “Ổ mủ của áp xe hóa ung thư với áp xe của nuôi con bú do tắc tia sữa đều là ổ áp xe, đều là mủ nhưng một bên là mủ của tổ chức hoại tử ung thư, một bên là mủ của viêm tuyến sữa tạo thành ổ mủ. Tính chất mủ là khác nhau nhưng đều là mủ cả. Nếu là người có kinh nghiệm, thì đọc hình ảnh sẽ thấy khác thường, nhưng nếu anh chẩn đoán hình ảnh nói được như thế thì lập tức phải mời tôi hội chẩn ngay trước khi chích áp xe và tôi bảo đảm sẽ không bao giờ có câu chuyện bệnh nhân như thế này…Tôi đã phê bình bác sĩ siêu âm”.
Đáng nói, khi được hỏi về việc chẩn đoán và mổ nhầm cho bệnh nhân, bác sĩ Việt Phương đã khẳng định “Nếu rơi vào tình huống giống như bệnh nhân ngay từ đầu, tôi dám chắc không phải bệnh viện tôi, kể cả bệnh viện C, bệnh viện Phụ sản Trung ương với các bác sĩ trẻ còn chưa dày dặn kinh nghiệm, chưa có chuyên môn sâu như tôi đều có thể nhầm như thế. Đang nuôi con bú thì hoàn toàn là nhẫm lẫn cho phép, cái đấy được phép vì đó đều là ổ áp xe, đều là mủ chỉ khác là mủ của hoại tử ung thư với cái mủ kia thì làm sao mà biết được”.
Phóng viên cũng đã tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực y tế về sự việc trên. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng cũng có thể có nhầm lẫn. Tuy nhiên điều này phụ thuộc chủ yếu vào năng lực chuyên môn của bác sỹ, bởi áp xe do K hóa không phải là trường hợp quá hiếm gặp. Bên cạnh đó, nếu đã qua 2 lần chẩn đoán thì cần đưa ra nhiều nguyên nhân khác nhau để sàng lọc đưa ra chẩn đoán sát nhất với tình trạng bệnh nhân.
Đại diện phía Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng trao đổi với phóng viên
Đối với ca bệnh, bệnh viện khẳng định: “Chúng tôi hoàn toàn không làm sai bất cứ quy trình chuyên môn: Bệnh nhân đang nuôi con bú, qua khai thác bệnh, bệnh nhân đã kể mới xuất hiện triệu chứng đau và có khối ở vú mới 1 tháng. Siêu âm có hình ảnh các ổ áp xe, nên việc cho kháng sinh 24h rồi chỉ định chích ổ áp xe là hoàn toàn không sai phạm về quy trình… Phụ nữ đang nuôi con bú có khối áp xe tại vú sẽ được chỉ định chích tháo mủ mà không cần xét nghiệm tế bào trước. (Chưa cần phải xác định chắc chắn khối áp xe này do nguyên nhân gì. Bởi sau khi chích áp xe sẽ dựa vào kết quả có được để đưa ra các xử trí tiếp gì và xét nghiệm gì tiếp theo cho phù hợp chứ không phải chỉ chích tháo mủ xong là đã xong)”.
Về phía người nhà bệnh nhận, anh Nguyễn Huy Hiệu vô cùng hoang mang lo lắng: “Nếu bác sĩ khám kỹ, kết luận ngay từ đầu là ung thư thì mình sẽ đưa vợ lên Hà Nội điều trị. Còn đây là bác sĩ chỉ kết luận áp xe vú thôi”. Anh cũng cho biết thêm, nhiều người nói với tôi, K giai đoạn cuối sẽ được hỏi ý kiến có đồng ý mổ hay không, bởi có thể gia đình sẽ tìm kiếm một phương pháp điều trị khác. Được biết, gia đình anh Hiệu hiện đang có hoàn cảnh vô cùng khó khăn, đang phải nuôi 3 đứa con nhỏ, bé nhỏ nhất mới chỉ vừa 5 tháng tuổi. Hiện bà nội đang phải chăm cả 3 bé. Tất cả mọi chi phí sinh hoạt đều do anh Hiệu gồng gánh mà hiện anh lại phải chăm vợ ngày đêm. Bệnh tình chị Nga nay đã ung thư giai đoạn 4, di căn vào xương và gan.
Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng các cấp để có câu trả lời thỏa đáng cho bạn đọc.
Nguồn: Sao Pháp luật
Chủ đề tương tự
- Thread starter Thiên Bình
- Thread starter Thiên Bình
- Thread starter Thiên Bình
- Thread starter Thiên Bình