Ai chịu trách nhiệm trước tình trạng nhũng nhiễu doanh nghiệp, người dân?

Hong Nhung
Hong Nhung
Bình luận: 0Lượt xem: 402

Hong Nhung

Trung sĩ
Thành Viên
Trả lời câu hỏi này, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, trách nhiệm thuộc về người đứng đầu của các cơ quan, lĩnh vực mà để xảy ra tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân.

Tại phiên chất vấn sáng 9/11, Đại biểu Quốc hội Đỗ Đức Hồng Hà (Đoàn Hà Nội) chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ: Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp, trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội vẫn còn tình trạng nhiều cán bộ công chức, viên chức gây nhũng nhiễu, phiền hà trong giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp. Đề nghị Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, tình trạng này xảy ra nhiều nhất ở lĩnh vực nào. Ai phải chịu trách nhiệm? Tổng Thanh tra có trách nhiệm, giải pháp gì để tránh tình trạng nêu trên?

Đại biểu Hà cũng chia sẻ, cử tri rất vui mừng khi nghe Chính phủ báo cáo tình hình tham nhũng ở nước ta trong thời gian qua từng bước được kiềm chế, có chiều hướng thuyên giảm. Xin Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết căn cứ vào đâu có được kết luận như đã nêu trên?

ttcp-le-mkhai.jpg

Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái.

Báo chí thông tin, trả lời Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho biết: Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo tập trung toàn diện của Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng, sự chỉ đạo quyết liệt của Quốc hội và Chính phủ; sự vào cuộc của các ngành, các cấp, doanh nghiệp, nhân dân và báo chí, công tác chống tham nhũng tại Việt Nam đã đạt kết quả tích cực, góp phần ổn định chính trị phục vụ phát triển kinh tế xã hội, tạo niềm tin cho nhân dân.
Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng cán bộ công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước còn nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân. Đây là vấn đề được dư luận rất quan tâm, kể cả ngành Thanh tra.

Thứ nhất, trách nhiệm thuộc về ai? Đó là thuộc về người đứng đầu của các cơ quan, lĩnh vực mà để xảy ra tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân. Còn ở lĩnh vực nào? trong Chỉ thị 10 của Thủ tướng Chính phủ đã nêu rất rõ về lĩnh vực. Có thể nói, lĩnh vực thường xuyên tiếp xúc người dân, những lĩnh vực mà cán bộ, công thức thiếu rèn luyện thì dễ xảy ra nhũng nhiễu, tham nhũng, ví dụ khu vực phục vụ dịch vụ công cho người dân.

Trước tình hình này, Tổng Thanh tra, Thanh tra Chính phủ đã đề xuất ban hành Chỉ thị về chống gây phiền hà, nhũng nhiễu cho người dân. Tháng 4/2019, Thủ tướng đã ra Chỉ thị này. Sau đó, Thanh tra Chính phủ đã báo cáo Chính phủ và tổ chức Hội nghị trực tuyến quán triệt tinh thần của Chỉ thị.

Sau khi Chỉ thị ra đời, Thanh tra đã tham mưu Chính phủ có Công điện số 724 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về phòng ngừa tham nhũng trong hoạt động công vụ. Sau 1 năm thực hiện, Thanh tra Chính phủ đã có báo cáo sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị 10, trong đó có đánh giá kỹ về tình trạng và nêu một số giải pháp.

Về câu hỏi thứ hai của Đại biểu Hà, theo Tổng Thanh tra, việc đánh giá tình hình tham nhũng hết sức khó khăn vì mang tính chất trừu tượng. Thanh tra Chính phủ cố gắng bám sát nội dung, một số căn cứ như: Ý kiến đánh giá người dân, cảm nhận tình hình tham nhũng của đất nước (qua phương tiện báo chí); chỉ số đánh giá công tác phòng chống tham nhũng PACA có tăng lên; Liên minh quốc tế cũng đã có những xếp hạng Việt Nam làm tốt công tác phòng chống tham nhũng; căn cứ đánh giá chỉ đạo Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng trong cuối năm qua…
 
Top