4 "cạm bẫy" cần đề phòng khi xin việc

Hong Nhung
Hong Nhung
Bình luận: 0Lượt xem: 402

Hong Nhung

Trung sĩ
Thành Viên
Tìm việc mới và vượt qua giai đoạn thử việc là điều không dễ dàng. Làm thế nào để đưa ra quyết định lựa chọn khi trong quá trình thử việc, bạn nhận ra công ty không thực sự phù hợp? Lúc này, bạn sẽ đứng giữa hai ngã rẻ: tiếp tục tìm kiếm công - thử việc hoặc chấp nhận số phận. Hãy đưa ra lựa chọn sáng suốt, cân nhắc thật kỹ khi quyết định ở lại công ty có 4 dấu hiệu sau đây.

R5ym_6lNYX968PBIFKGyMTlqpE-Y07e3JuEg-HjGDrENJjQaeuaQbCVXX-_hXZtTFTEnppsGX32EWB_0RlHD6oo2KJ7xR7oe709RWE6MalRRdOvh1BXBZPa3p85d

Ảnh minh họa
Yêu cầu nhân viên "đa-zi-năng"
Đặc điểm chung của những công ty "cần đề phòng" là đòi hỏi quá nhiều ở nhân viên. Ngoài kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nhân viên phải ôm đồm nhiều công việc khác như bưng trà, rót nước, dọn vệ sinh... nhưng mức lương không bao giờ xứng tầm với công sức. Họ sẽ tìm mọi cách để dời hạn trả lương sau thời gian thử việc, lương thưởng... hoặc có công ty sẽ đồng ý mức lương cao "ngất ngưỡng" nhưng đến kỳ hạn trả lương sẽ viện lý do năng lực chưa đủ, chất lượng công việc không đạt yêu cầu... để giảm mức lương của bạn.

Chia sẻ không tốt về nhân viên cũ

Cấp trên hay chê trách và không bao giờ thừa nhận năng lực nhân viên cũng là lý do khiến nhiều người đi làm chán nản và muốn bỏ việc. Một công việc tốt không bằng một người sếp tốt. Công ty phù hợp khi bạn chọn cho mình một "người lãnh đạo" phù hợp. Đó là sự lắng nghe và thấu hiểu. Lúc đó đừng ngại ngần mà nhanh chóng tìm mọi cách trở thành thành viên của công ty này, vì bạn sẽ có nhiều cơ hội để phát triển.

Không liên lạc qua E-mail mà sử dụng các ứng dụng khác

Các công ty thường sử dụng hai hình thức để liên hệ với người xin phỏng vấn bằng điện thoại hoặc e-mail công ty (trừ những trường hợp có quan hệ thân thiết giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn có thể liên lạc bằng hình thức khác). Còn với công ty không đáng tin, họ thường sử dụng những tài khoản mạng xã hội ảo để liên hệ như tài khoản Facebook hoặc Zalo, Viber. Thông thường, hân viên tuyển dụng sẽ gọi điện thoại để trao đổi với bạn trước và sau đó gửi kèm email để xác nhận, mời bạn đến dự phỏng vấn. Kết quả của cuộc phỏng vấn hoặc thư mời nhận việc đều được gửi bằng email công ty. Tất nhiên, email đấy được công khai rộng rãi trên các kênh như Website, Fanpage…

Đề nghị một vị trí khác với vị trí bạn ứng tuyển

Trong công việc, chỉ khi được làm công việc bạn yêu thích hoặc đúng chuyên môn, bạn mới thật sự phát triển được. Vì thế, một công ty đề xuất bạn một vị trí không phù hợp với định hướng của bạn ban đầu, hãy cân nhắc thật kĩ về vấn đề này. Dù mức lương hoặc các chế độ đãi ngộ khác có thể rất hấp dẫn và công việc cũng đầy thú vị, thách thức.

Việc không được làm đúng chuyên môn hay công việc yêu thích cũng khiến bạn khó có thể phát triển được công việc lâu dài. Vì thế, hãy cân nhắc và từ chối một cách khéo léo những lời đề nghị như thế này.

Thay đổi công việc không phải là điều dễ dàng. Bạn phải chật vật tìm kiếm công việc mới, gửi không biết bao nhiêu CV, chờ đợi để được gọi. Rồi những buổi phỏng vấn căng não, 2 tháng thử việc đầy thách thức để được chính thức làm việc. Nhưng sẽ ra sao nếu sau 2 tháng thử việc, bạn nhận ra công ty mới không hề tốt đẹp và những lời hứa hẹn khi phỏng vấn bỗng chốc “không cánh mà bay”? Thậm chí, nhiều trường hợp khi thử việc, kí hợp đồng rồi mới vỡ lẽ bản thân bị bốc lột sức lao động và áp bức đủ kiểu. Chẳng lẽ lúc đó, bạn phải ngậm đắng nuốt cay để có công việc làm ổn định? Hay tiếp tục hành trình tìm kiếm công việc mới đầy cam go, có thể khiến bản thân thất nghiệp trong vài tháng?


Do đó, ngay từ thời điểm đầu tiên khi đi phỏng vấn, hãy cố gắng sàng lọc, tìm đến một công ty biết tạo điều kiện phát triển cho công nhân viên, giúp chúng ta giảm thiểu được rất nhiều thiệt thòi, kiếm được nhiều tiền hơn, xây dựng một tương lai tốt hơn và tìm cách tránh xa các công ty có môi trường yếu kém, làm thui chột tài năng.
 
Top